Thời tiết miền Bắc đang bắt đầu vào đông thực sự. Những đợt rét cùng gió mùa đông bắc luôn là nỗi ám ảnh đối với những bậc cha mẹ có con nhỏ. Cần lưu ý một số quy tắc dưới đây để giữ cho bé yêu ấm áp suốt cả mùa lạnh.
Dùng bụng để kiểm tra thân nhiệt của con
Để kiểm tra xem bé có bị quá nóng hay quá lạnh hay không, hãy chạm vào bụng bé. Nếu bụng bé quá lạnh thì cần đắp thêm chăn hoặc mặc thêm quần áo cho bé.
Không đội mũ cho bé sơ sinh khi đi ngủ
Trẻ nhỏ giải phóng một lượng lớn nhiệt qua khu vực đầu, do đó, việc đội mũ cho bé khi đi ra ngoài trời là điều cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đều khuyên nên cởi bỏ mũ trên đầu bé khi đã ở trong phòng kín ấm áp, và đặc biệt là khi bé đi ngủ vì chiếc mũ có thể khiến thân nhiệt bé tăng lên quá cao, gây khó chịu, ngạt thở, thậm chí dễ dẫn đến nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Trừ những trường hợp bé nhẹ cân, sinh non hay gặp vấn đề đặc biệt về sức khỏe và có hướng dẫn của bác sĩ thì đối với trẻ sơ sinh khỏe mạnh bình thường, việc đội mũ khi ngủ, kể cả vào mùa đông là không nên.
Nhiều hơn một lớp so với người lớn
Viện Nhi khoa Hoa Kỳ ( AAP) khuyên các bậc cha mẹ nên mặc cho trẻ nhỏ số lớp áo bằng chính số lớp mình đang mặc, cộng thêm một lớp nữa. (Ảnh minh họa)
Viện Nhi khoa Hoa Kỳ ( AAP) khuyên các bậc cha mẹ nên mặc cho trẻ số lớp áo bằng chính số lớp mình đang mặc, cộng thêm một lớp nữa. Trong cùng một điều kiện môi trường, bé chỉ cần mặc nhiều hơn bố mẹ một lớp là vừa đủ ấm.
Nếu cho con ngủ chung với bố mẹ, hãy cho bé mặc ít hơn
Bé ngủ cùng giường với bố mẹ sẽ nhận được một lượng nhiệt tỏa ra từ người bố mẹ và vì thế, tránh mặc quá nhiều lớp cho con như khi bé ngủ trong cũi một mình. Một bộ quần áo dài tay là đủ cho bé ấm áp khi đã ở trong vòng tay mẹ.
Không phải lúc nào ở trong nhà cũng là tốt
Thi thoảng, hãy đưa bé ra ngoài đi dạo để hít thở không khí trong lành. Đừng luôn luôn giữ bé ở trong phòng đóng kín vào mùa đông vì ít tiếp xúc với không khí ngoài trời sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của bé.
Đừng quên tất, bao tay và mũ trùm đầu cho bé khi đưa bé ra ngoài. Đặc biệt, mẹ cần tranh thủ những ngày mùa đông có nắng buổi sớm an toàn để đưa con đi tắm nắng, bổ sung vitamin D.
Cách xử lý nhanh khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa, sặc cơm
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Sặc cháo, sữa, sặc cơm là một trong những tai nạn phổ biến trong nhiều gia đình nuôi con nhỏ. Nếu không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bé. |