Hiện tượng tụt bụng là thai nhi chuyển vị trí xuống thấp hơn, nằm trong khung chậu của người mẹ để chuẩn bị chào đời. Hiện tượng này thường xảy ra vào những tuần cuối thai kỳ và là một trong những triệu chứng báo hiệu cơn chuyển dạ đang cận kề. Nhưng thời gian ở mỗi bà bầu sẽ khác nhau, cũng như tùy vào việc bà bầu sinh con lần đầu hay sinh con thứ. Đối với người sinh con lần đầu, hiện tượng tụt bụng sẽ xảy ra vào khoảng 2-4 tuần trước ngày dự sinh. Còn với người sinh con thứ, tụt bụng có thể xảy ra ngay trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu.
Các dấu hiệu tụt bụng mẹ nên biết
– Khi em bé tụt xuống khung xương chậu của mẹ, mẹ sẽ thấy hình dáng bụng của mình thay đổi. Bụng sẽ nặng ở phần dưới hơn so với thời điểm trước đó.
– Mẹ bầu dễ thở hơn khi em bé tụt xuống thấp. Trong quá trình phát triển, thai nhi lớn dần và liên tục tạo áp lực vào bụng, sườn và phổi. Vì thế các bà bầu thường gặp triệu chứng khó thở, thở ngắn, hụt hơi. Tuy nhiên khi em bé nằm gọn trong khung chậu của mẹ, áp lực cũng bớt đi nhiều nên mẹ thở dễ dàng hơn.
– Buồn tiểu nhiều hơn do em bé gần sát với bàng quang, gây áp lực lên bàng quang.
Mẹ bầu dễ thở hơn khi em bé tụt xuống thấp. |
Tụt bụng có phải là dấu hiệu sắp sinh?
Tụt bụng là dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ. Ngoài ra mẹ bầu cần chú ý đến những dấu hiệu sau, xảy ra ngay sau khi có hiện tượng tụt bụng:
– Âm đạo chảy máu, có thể do tử cung đang giãn mở ra và cơn chuyển dạ sẽ đến sớm thôi.
– Em bé ít vận động hơn trong bụng mẹ cũng là một dấu hiệu báo sinh cần chú ý. Sau khi bị sa bụng, mẹ bầu cần theo dõi chuyển động của thai nhi, phòng trừ trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra như suy thai, thai thiếu ối… Nếu mẹ phát hiện em bé ít đạp, mẹ có thể đến khám bác sỹ và xin tư vấn về cách đếm cử động của thai nhi.
– Mẹ bầu bỗng có tâm lý “dọn ổ”, giặt giũ quần áo, chuẩn bị đồ đạc, trang hoàng nhà cửa… Hiện tượng tâm lý thú vị này dù chưa được giải thích khoa học nhưng nó là một trong những dấu hiệu báo sinh chính xác nhất.
– Bị tiêu chảy cũng là triệu chứng hay xảy ra trước ngày dự sinh. Càng về gần ngày dự sinh, triệu chứng tiêu chảy càng rõ rệt.
– Vỡ ối, rỉ ối là dấu hiệu cơn chuyển dạ sắp bắt đầu, chỉ khoảng sau vài giờ hoặc ngắn hơn. Đây cũng là triệu chứng báo động, mẹ cần đến bệnh viện ngay để tránh nguy cơ bị cạn ối, gây nguy hiểm cho thai nhi.
Ý nghĩa của hiện tượng tụt bụng
Tụt bụng là dấu hiệu đáng mừng, cho biết cơn vượt cạn sắp đến. Thời gian bé di chuyển xuống khung chậu của mẹ mất khoảng vài tuần hoặc vài ngày. Khi biết chắc mình đã tụt bụng, mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục để sinh thường dễ dàng hơn.
– Khi em bé đã tụt xuống thấp, không còn gây nhiều áp lực lên dạ dày và phổi của mẹ, nên mẹ sẽ không bị ợ nóng hay khó tiêu nữa. Thời gian này mẹ hãy tận hưởng cảm giác nhẹ nhõm, ăn uống ngon miệng nhé.
– Tuy nhiên khi tụt xuống thấp như vậy, em bé lại tăng áp lực lên trực tràng. Lý do tại sao các mẹ bầu hay bị táo bón nặng về những ngày cuối của thai kỳ. Táo bón nếu để lâu sẽ gây bệnh trĩ (sưng tĩnh mạch hậu môn). Để phòng ngừa nguy cơ này, mẹ cần duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và uống nước nhiều hơn. Nếu cảm thấy đau trực tràng hoặc chảy máu khi đại tiện, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
– Mẹ cũng cảm thấy áp lực nhiều ở phần bụng dưới. Áp lực này khiến mẹ đi lại nặng nề chậm chạp. Hiện tượng phù chân trầm trọng hơn nhiều. Tốt nhất mẹ nên tránh đứng quá lâu hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Thi thoảng đi lại để tăng lưu thông mạch máu.
– Hiện tượng tụt bụng là hiện tượng rất cần thiết cho thai kỳ. Nó như một bước chuẩn bị cho cơ thể trong cơn vượt cạn sắp tới.
7 điều mẹ nào cũng “sốc” về trẻ sơ sinh
(Làm Mẹ) – Nhiều ông bố bà mẹ lần đầu có con phải “méo mặt” , thậm chí “khóc thét” trước những điều lạ lẫm và bất ngờ về trẻ sơ sinh. |