Mẹ bầu có nên giảm cân khi đang mang thai?
Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu không nên áp dụng phương pháp ăn kiêng vì khi bạn đói, thai nhi cũng đói theo. Nhưng với các mẹ bầu béo phì hoặc đang tăng cân quá nhanh, hãy chú ý đến 6 bí quyết giảm béo dưới đây của chúng tôi vì những lý do sau:
– Theo các bác sỹ tại Bệnh viện phụ sản TW có tới hơn 30% phụ nữ tăng cân quá mức khi đang mang thai
– Mẹ bầu thừa cân trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sẩy thai, chết lưu hoặc sinh non
– Béo phì có thể dẫn đến hiện tượng cao huyết áp, tiểu đường, hoặc tiền sản giật cho phụ nữ
– Mẹ bầu béo phì dễ khiến em bé dị tật bẩm sinh và khó khăn khi siêu âm, chẩn đoán.
– Tăng nguy cơ máu đông, nhiễm trùng, khó gây mê khi sinh nở
– Giảm cân sau sinh sẽ rất vất vả nếu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ
Mẹ bầu béo phì dễ khiến em bé dị tật bẩm sinh và khó khăn khi siêu âm, chẩn đoán. |
Việc tăng cân khi đang mang thai là điều không thể tránh khỏi để bảo vệ sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh, tử cung, nhau thai và nước ối. Lượng cân nặng này sẽ biến mất sau khi em bé chào đời. Các chuyên gia cũng kiến nghị mức tăng cân phù hợp với dáng vóc người phụ nữ Việt Nam là từ 10-14 kg. Đây là mức tăng cân tiêu chuẩn an toàn. Nhưng nếu bạn đang thừa cân, bạn chỉ nên tăng từ 7-7,5kg.
Bạn chỉ mang thai 1-2 lần trong đời nhưng việc giảm cân thì phải duy trì nó trong cả quãng thời gian trước và sau khi mang thai. Thay vì cố gắng giảm cân trong thai kỳ, bạn hãy sử dụng khoảng thời gian 9 tháng này để xây dựng các thói quen ăn uống lành mạnh cho bản thân để em bé khỏe mạnh, mẹ gọn gàng cả sau khi sinh.
6 kinh nghiệm giảm béo cực an toàn khi đang mang thai
1. Uống đủ nước
Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.
2. Ăn sáng đủ chất
Đây tưởng như là một thói quen hiển nhiên nhưng có rất nhiều mẹ bầu bận rộn với công việc mà không thường xuyên ăn sáng. Bỏ bữa sẽ khiến mẹ và em bé không đủ năng lượng làm việc cả ngày dài sau 6-8 tiếng ngủ vào buổi tối. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ, ăn nhiều hơn vào bữa sau, dẫn đến nguy cơ tăng cân rất nhanh.
3. Ăn nhiều bữa nhưng không có nghĩa là tăng đồ ăn vặt
Hiện tượng buồn nôn, ốm nghén, khó tiêu hóa khi mang thai có thể làm cho bạn không thể tập trung vào ăn ba bữa chính như bình thường. Vì vậy, chị em nên chia nhỏ thành 5-7 bữa ăn. Việc này giúp bạn nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa, bớt ốm nghén cho chị em.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tăng số lượng đồ ăn vặt lên. Trong các thức ăn nhanh chứa rất nhiều đường, cholesterol làm cân nặng mẹ bầu tăng vù vù mà lại chẳng bổ sung được tí calo nào cho cơ thể. Thay vào đó, các mẹ có thể lưu ý uống các loại sinh tố hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng để tốt cho em bé.
4. Tạo dựng thói quen ăn chậm nhai kỹ
Khi mang thai, cơ thể cần nạp 2500 calories/ngày. Do những thay đổi hocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thay vì ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV, bạn nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn những món mình yêu thích, ăn chậm nhai kỹ để dạ dày có cảm giác nhanh no. Thói quen này còn kiềm chế bạn ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.
5. Bỏ ngay suy nghĩ ăn cho cả con
Tâm lý đám đông thường khiến mẹ bầu ăn nhiều gấp đôi vì tưởng là tốt cho cả con. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều chưa chắc đã là việc làm tốt cho thai nhi, vì trong từng giai đoạn mang thai, em bé sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau để phát triển. Mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng nhanh không ngờ đấy.
6. Duy trì thói quen luyện tập
Theo các nhà khoa học, duy trì thói quen tập luyện không chỉ giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm các triệu chứng ốm nghén khó chịu mà còn giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh.
Tập những bài tập luyện nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… thường xuyên giúp mẹ bầu tăng năng lượng, cải thiện hơi thở, tránh tăng cân quá nhanh.
Mẹo vặt giúp chị em lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh
Có chế độ dinh dưỡng và ăn uống hợp lý sau khi sinh
– Trong thời gian cho con bú, bạn không cần ăn quá nhiều, ăn gấp đôi bình thường như nhiều người vẫn thường làm để rồi lại khổ sở với vóc dáng quá cỡ, bạn chỉ nên ăn đủ chất với 4 nhóm dinh dưỡng cụ thể: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và chát xơ. Đồng thời nhiều hơn bình thường một chút là được;
– Bạn nên chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ khác nhau sẽ hiệu quả hơn ăn ít bữa mà chất lượng, khi bạn ăn một bữa quá no, hàm lượng chất dinh dưỡng chuyển hóa thành năng lượng còn dư sẽ tích tụ thành lớp mỡ dưới da đấy nhé;
– Trong bữa ăn hàng ngày phải đảm có đủ rau xanh và trái cây tươi;
– Ăn nhiều chất đạm, chất xơ hơn chất bột đường;
– Chọn các thức ăn được chế biến bằng phương thức luộc, hấp thay vì chiên, xào vì có nhiều dầu mỡ;
– Ăn thịt gia cầm, cá nhiều hơn thịt lợn, hạn chế ăn mỡ;
– Từ bỏ thói quen ăn vặt và nói không với thức ăn nhanh: Như bánh, keo, phô mai que, khoai tây chiên, …. bởi chúng chứa rất nhiều kcal mà hàm lượng dinh dưỡng an toàn lại rất ít trong khi chất bảo quản và quy trình chế biến lại không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Uống đủ nước mỗi ngày
– Ít nhất là 2-2,5 lít/ngày, uống nhiều vào buổi sáng và giảm dần đến tối để bạn có cảm giác no và ăn ít hơn, đồng thời góp phần thanh lọc cơ thể, giúp bạn có làn da “ngậm nước” căng mịn;
– Bạn cũng có thể thay thế bằng nước ép các loại rau quả có tác dụng tiêu mỡ mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin như: nước ép bắp cải, nước ép táo và lê, nước ép dưa leo, nước ép bưởi, nước ép bí đao…
– Đặc biệt, hãy nói không với các loại nước ép được chế biến sẵn và nước ngọt có gas chưa rất nhiều đường công nghiệp khiến bạn tăng cân nhanh đấy nhé.
Cho con bú từ sớm
– Nhiều bà mẹ quan niệm sai lầm khi nghĩ rằng việc cho con bú sẽ làm hỏng bầu ngực nên thường cai sữa cho bé sớm;
– Sự thật không phải như thế, việc cho con bé bằng sữa mẹ không chỉ là tiền đề quan trọng để bé phát triển toàn diện sau này mà còn là phương pháp giúp bạn có bộ ngực đều đặn, căng đầy. Khi bạn gái chưa lập gia đình, thông thường ngực của bạn phát triển không đều, việc ho con bú nhiều ở bầu ngực nhỏ hơn sẽ giúp chúng phát triển đều đặn hơn;
– Mặt khác, cho bé bú cũng là biện pháp giúp mẹ giảm cân hiệu quả vì lượng kcal tiêu tốn mỗi lần cho bú cũng rất đáng kể đấy nhé. Theo thống kê, mỗi ngày bạn phải tiêu tốn 500-800kcal vào việc cho bé bú, chính vì thế đây là phương pháp lợi cả đôi đường đấy bạn à.
Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày
– Bạn có thể tập thể dục sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ ít nhất là sau 6 tháng (nếu bạn sinh thường) và 12 tháng (nếu bạn sinh mổ) tính từ thời điểm sinh;
– Trong quá trình tập, thời gian tập và cường độ tập sẽ tăng dần: Bạn có thể bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng sau đó tăng dần tốc độ, tiếp đó bạn có thể chạy bộ hoặc tập erobic, thể dục nhịp điệu theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé;
– Đặc biệt, sau khi sinh xong vòng 2 của chị em trở nên quá khổ, do đó hãy chú trọng những bài tập dành cho vùng bụng, đồng thời tập hít thở và massage nhẹ nhàng phần bụng những lúc có thể để nhanh chóng làm phần mỡ bụng tiêu tan và săn chắc hơn nhé;
– Làm việc nhà cũng là bài tập thể dục rất hiệu quả: Những công việc như dọn dẹp nhà, lau nhà, giặt áo quần, nấu ăn,… cũng tiêu tốn của bạn một lượng kcal rất lớn. Chính vì thế hãy bắt tay vào làm việc nhà vừa khiến nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ vừa giúp mình giảm cân hiệu quả bạn nhé.
Mẹo làm tan mỡ bụng hiệu quả
– Massage bằng rượu nghệ+gừng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn làm tiêu tan lượng mỡ thừa trên cơ thể đặc biệt là vùng mỡ bụng hiệu quả, không những thế hỗn hợp rượu này còn có tác dụng chống lại mệt mỏi và làm mờ các vết rạn trên da nữa đấy: Trước khi sinh khoảng 2 tháng, bạn hãy lấy 1kg gừng, 1kg nghệ, để nguyên vỏ, làm sạch, giã nát hoặc xay mịn, ngâm với 1 lít rượu ngon đến khi sinh xong mang ra dùng sẽ thấy rõ công hiệu của nó.
– Chườm túi muối nóng: rang khoảng 1kg muối hạt rồi cho vào bọc gối hoặc túi vải dày rồi chườm lên bụng đến khi nào muối hết nóng, thực hiện ngày 1 lần có tác dụng rất tốt trong việc làm săn chắc và tan mỡ bụng hiệu quả.
Tuyệt đối không rung lắc trẻ dưới 2 tuổi
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ. |