Người Mông đón Tết cổ truyền sớm hơn các nơi khác trên đất nước vì họ quan niệm, mỗi tháng có 30 ngày, không có tháng thiếu, tháng thừa hay năm nhuận nên họ luôn luôn đón Tết vào ngày thứ 361 (mùng 1 Tết của người Mông).
Lễ rước mở đầu cho ngày Tết của người Mông |
Thời gian này, người Mông ở Mộc Châu đã rộn ràng đón Tết. Đâu đâu cũng ngập tràn sắc trắng ngần của hoa mận và đất trời Mộc Châu như sáng bừng trong tiết xuân sang. Lúc này, thóc lúa đã gặt đầy bồ, ngô khoai cũng đã thu hoạch về, gà lợn đầy sân, nhà cửa được dọn dẹp tinh tươm, sạch sẽ.
Những ngôi nhà bình yên dưới tán cây mận, cây mơ nở hoa trắng xóa, báo hiệu Tết về |
Đàn bà tranh thủ thêu thêm váy mới, khăn mới cho kịp đi chơi Tết, đàn ông thì tất bật mổ gà, mổ lợn, nấu rượu chuẩn bị cỗ bàn, trẻ con ríu rít chạy chơi ngoài sân, ngoài ngõ. Thế là đã sẵn sàng cho một cái Tết no ấm, đủ đầy.
|
Trẻ con được mặc quần áp đẹp và vui chơi trong những ngày Tết |
Người Mông vốn rất ít lễ hội trong năm nên ngày Tết càng quan trọng, càng được mong chờ nhất. Chợ phiên họp vào dịp cuối cùng của năm buôn bán đủ mọi thứ, từ váy vóc, áo xống, cho đến muối, thịt, lá bánh, lợn gà, nông sản… Ai ai cũng mừng vui, háo hức được đi chợ phiên. Tết cũng là ngày người Mông đoàn viên, sum họp, tham gia hội hè, nghỉ ngơi và tận hưởng niềm vui bất tận sau những ngày lao động vất vả.
|
Những người phụ nữ tranh thủ dệt váy áo, khăn cho gia đình đi chơi Tết |
So với các dân tộc khác thì người Mông ăn Tết dài hơn cả. Tết cổ truyền của người Mông thường diễn ra vào đầu tháng Chạp và kéo dài trong 3 ngày. Tiếp đó là đến mùa hội với nhiều trò chơi dân gian độc đáo và vui nhộn đến hết rằm tháng Giêng.
|
Những người đàn ông sẽ làm bánh dày truyền thống để dâng cúng tổ tiên |
Món ăn không thể thiếu của người Mông trong ngày Tết cổ truyền là bánh dày (cũng như bánh chưng, bánh tét của người Kinh). Bánh dày vừa tượng trưng cho nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật, cũng là sản phẩm của sự khéo léo, đảm đang của những người quanh năm làm bạn với ruộng nương, vừa là ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Chặt thịt để chuẩn bị tiệc rượu mừng năm mới |
Theo truyền thống, người Mông thờ ma nhà (tổ tiên) cùng những nông cụ giúp họ sinh sống. Họ quan niệm, con người được nghỉ ngơi vui chơi vào ngày Tết thì các vật dụng trong nhà cũng cần được nghỉ ngơi. Có như vậy thì năm mới sẽ làm ăn thuận lợi, mùa màng sẽ tốt. Thế nên, đến chiều ngày 30/11 âm lịch, người Mông dán giấy màu lên ban thờ, vì kèo, cột nhà và cả những nông cụ như cày, cuốc, xẻng, dao, cào… dựng ở cạnh góc bàn thờ 10 ngày rồi mới mang ra dùng.
Trong 3 ngày Tết, đàn ông sẽ làm hết việc nhà thay cho phụ nữ |
Trong 3 ngày Tết, đàn ông Mông sẽ thay phụ nữ làm hết mọi việc trong gia đình như: nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, cho gia cầm gia súc ăn uống… Suốt hơn 1 tháng trời, người Mông chỉ vui chơi, ăn uống, hát ca, những đôi trai gái coi Tết là thời gian hẹn hò, tình tự…
Đến bản Mông trong thời gian này, bạn sẽ được say trong chất men ngọt lừ của ngụm rượu ngô thơm nồng, chếnh choáng trong men xuân ấm áp của đất trời, trong tiếng sáo, tiếng khèn mừng một năm mới ấm no, hạnh phúc…
Cận cảnh Đào lũa Tết độc đáo chỉ cho thuê, “quyết” không bán
(Khám phá) – (Phunutoday) – Hơn 20 gốc đào lũa cổ quý hiếm có tuổi thọ thấp nhất là vài chục năm đang được trưng bày tại các chợ hoa Hà Nội với giá cho thuê hơn 10 triệu/gốc |
4 điểm du lịch hấp dẫn ít người biết ở Đông Bắc Việt Nam
(Khám phá) – (Phunutoday) – Nhắc tới vùng Đông Bắc Việt Nam, người ta hay nghĩ ngay tới Vịnh Hạ Long, nhưng Đông Bắc còn nhiều địa danh xinh đẹp khác để du khách khám phá. |
Loạt cây cảnh Tết 2016 với giá đắt choáng váng
(Xã hội) – (Phunutoday) – Tết Nguyên đán 2016 sắp đến, nhiều loại cây cảnh Tết 2016 đã được bày bán, có giá từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. |
Gợi ý những địa điểm chụp ảnh Tết Nguyên đán “hot” nhất ở Hà Nội
(Khám phá) – (Phunutoday) – Thời điểm này, nhiều bạn trẻ bắt đầu bỏ công săn lùng những địa điểm chụp ảnh Tết 2016 ở Hà Nội để thỏa sức sáng tạo nên những bộ ảnh tuyệt vời. |