Cách sử dụng dầu ăn an toàn
Khi chiên (rán), hãy chọn loại dầu (mỡ) nhiều acid béo no, ít acid béo thiết yếu. Vì khi chiên bất kể loại thực phẩm nào, trước tiên phải đun cho dầu (hoặc mỡ) nóng trên 100 độ C. Sau đó, cho thực phẩm vào chiên cho đến khi có màu vàng.
Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà, Trung tâm Khám & Tư vấn Dinh dưỡng – Khu vực Miền Trung cho biết: “Chị em không nên dùng dầu ăn chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao quá 180 độ C. Dầu ăn sẽ bị cháy và biến chất, các vitamin trong dầu sẽ bị phá hủy làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu. Vì vậy, khi chiên (rán) thực phẩm các chị em nội trợ nên để nhiệt độ vừa phải, thực phẩm ăn được chín mà không bị cháy”.
Ngoài ra, các chị em nên chọn và sử dụng các loại dầu ăn đảm bảo chất lượng từ các thương hiệu uy tí, không sử dụng lại dầu đã qua chế biến. “Dầu thừa sau khi chiên (rán) nên bỏ đi, không sử dụng lại vì có nhiều chất độc như aldehyt, acidoxide, fatty… sẽ phá hủy các men tiêu hóa gây khó tiêu, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy và gây độc cho cơ thể. Mặc khác, khi chiên (rán) các thực phẩm bị cháy sẽ còn lại trong dầu là những chất không tốt cho sức khỏe”, bác sĩ Hà khuyến cáo.
Khi chiên (rán), hãy chọn loại dầu (mỡ) nhiều acid béo no, ít acid béo thiết yếu. |
Nguyên tắc sử dụng dầu ăn
Nói không với dầu chiên đi chiên lại nhiều lần
Để tiết kiệm, nhiều bà nội trợ thường có thói quen sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần. Tuy nhiên, hành động này lại cực kỳ nguy hại bởi lúc này dầu ăn dễ bị oxy hoá, dẫn đến sự thay đổi bất lợi về mùi vị và màu sắc của món ăn. Các vitamin và một số chất dinh dưỡng trong dầu cũng sẽ bị phá hủy và hình thành một số chất gây hại cho sức khỏe.
Hơn nữa, những cặn thực phẩm còn sót lại trong quá trình đun nấu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Không vứt đi dầu bị đông lạnh
Nhiệt độ của những ngày đông lạnh giá thường khiến nhưng chai dầu ăn bị đông lại. Nhiều người tưởng rằng đó là hiện tượng dầu bị kết tủa nên nhanh chóng vứt đi, tuy nhiên đây chỉ là một hiện tượng vật lý bình thường chứ không phải một biến đổi hóa học nào gây hại đến sức khỏe người sử dụng cả.
Lúc này, hãy ngâm chai dầu vào nước ấm, dầu sẽ quay lại trạng thái lỏng và có thể sử dụng bình thường.
Bảo quản dầu ăn
Cách tốt nhất để bảo quản dầu ăn là để chúng ở nơi thoáng mát, cách xa nguồn nhiệt và ánh sáng; không để nước bên ngoài, vi khuẩn hay không khí thâm nhập vào dầu.
Chị em cũng không nên bảo quản dầu ăn trong lọ bằng kim loại vì chúng thường làm cho dầu ăn bị hỏng.
Chọn dầu ăn có nhiệt độ sôi cao để phòng chống ung thư
Thạc sĩ – Bác sĩ Lại Phú Thái Sơn (Khoa Chống đau, Bệnh viện K Hà Nội) cho biết: “Nhiệt độ cao không những phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide và các chất gây hại cho sức khỏe. Do vậy, nên chọn dầu ăn có nhiệt độ sôi cao như dầu hướng dương (227 độ C) để tránh bị biến chất. Loại dầu ăn này cũng sẽ phù hợp cho việc nấu nướng và phòng chống ung thư hơn cả.”
Lưu ý khi sử dụng dầu ăn
– Khi rán thịt, cá…bạn nên sử dụng dầu ăn hỗn hợp được chiết xuất từ các loại hạt. Loại dầu này làm cho món rán có màu vàng, đẹp. Mùi thơm của dầu cũng khiến món ăn thêm ngon và hấp dẫn hơn.
– Dầu tinh luyện: được chiết xuất duy nhất từ một loại hạt như vừng, lạc, đậu tương…Mỗi loại có một mùi thơm đặc trưng riêng. Dầu tinh luyện thích hợp để khuấy bột hay nấu cháo cho trẻ. Vì cơ quan tiêu hóa của trẻ còn yếu, chưa thể hấp thu nhiều chất cùng một lúc.
– Khi nấu các loại thịt, cá: Bạn nên sử dụng dầu lạc. Hương thơm của loại dầu này có thể khử được mùi tanh của cá và vị ngái của thịt. Khi hấp cá, nên rưới một chút dầu lạc, cá vừa bóng lại vừa thơm, ngon hơn.
– Để chế biến các món mì sợi và thức ăn hằng ngày: Bạn nên sử dụng dầu lạc và dầu đậu tương. Hai loại dầu nàu thích hợp để chế biến nhiều món ăn, nhất là các món chay. Dầu vừng chỉ thích hợp cho các món mặn và đặc biệt là phù hợp với các món xào, trộn (gỏi, rau…).
Nên cho dầu vừng vào khi thức ăn đã gần chín và chỉ dùng một lượng vừa phải. Nếu dùng nhiều, hương vị của món ăn sẽ giảm.
– Đối với các món tẩm hoặc ướp: Nên cho chút dầu ăn vào sau khi đã ướp gia vị. nếu cho dầu ăn vào trước, gia vị sẽ không ngấm đều thức ăn.
Cách làm cóc ngâm chua ngọt giòn ngon đón Tết
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Cóc ngâm chua ngọt là món ăn yêu thích của nhiều người. Cóc giòn, chua chua ngọt ngọt được nhiều gia đình dùng làm món ăn chống ngán ngày Tết. |