2018-06-08 06:55:06
{"chia-se":"Chia S\u1ebb"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzA2LzA4LzEtMDY1NC5qcGc.webp

Đeo tai nghe khi ngủ, dễ gây điếc đột ngột và những điều cần lưu ý khi dùng tai nghe.

Thói quen xấu rất nhiều người mắc phải là sử dụng tai nghe để xem phim, nghe nhạc trước khi ngủ và ngủ quên lúc nào không biết. Điều này rất dễ gây ra tình trạng điếc đột ngột hay nhẹ hơn là ảnh hưởng đến thính lực. Khoẻ và đẹp xin gửi đến bạn lưu ý của các chuyên gia khi dùng tai nghe.

Vậy đeo tai nghe trong vòng bao lâu và sử dụng tai nghe đúng cách như thế nào? Dưới đây sẽ là phân tích chi tiết của các chuyên gia y tế.

Tai nghe có nguy hiểm như thế nào đến thính lực?

Tai bao gồm 3 bộ phận là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài có tác dụng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài, theo dọc ống tai đến màng nhĩ rung động, truyền âm thanh đến trong tai, lại thông qua dây thần kinh thính giác đến trung tâm lắng nghe của đại não, và lúc này giúp chúng ta phát hiện ra âm thanh.

1

 

Một nguyên nhân quan trọng gây suy giảm thính lực là tiếng ồn, và mất thính lực do tiếng ồn có thể được phân loại thành mãn tính và cấp tính. Tổn thương cấp tính là phạm vi gần, nghe tiếng ồn mạnh đột ngột. Mất thính lực mãn tính, chính là thính lực bị tiếp xúc với âm thanh gần trong thời gian dài.

Ví dụ như thời gian dài đeo tai nghe, áp lực âm thanh tập trung truyền đến màng nhĩ, rất dễ gây nên mệt mỏi cho thính giác. Hơn nữa, do kích thích quá mức trong thời gian dài, dẫn đến tổn thương điểm cuối của thần kinh cảm thụ, gây ù tai, đau thính giác, thậm chí dẫn đến điếc tai.


Các nhà khoa học tại Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc khảo sát về thanh thiếu niên từ 6 đến 19 tuổi vào năm 1998 và phát hiện ra rằng 15% trong số họ có các triệu chứng suy giảm thính giác, điều này liên quan đến việc họ sử dụng tai nghe trong thời gian dài.

Các nhà khoa học ở trong nước cũng đã nghiên cứu các đối tượng có độ tuổi trung bình khoảng 23 tuổi và thấy rằng sử dụng tai nghe trong 1 giờ và 1-2,5 giờ mỗi ngày sẽ có sự khác biệt so với những người không đeo tai nghe.

2

 

Loại âm thanh nào có hại cho thính giác?

Một số dữ liệu y tế cho thấy khi âm lượng vượt quá 85 đê-xi-ben, nghe trong thời gian dài có thể gây mệt mỏi thính giác, khi âm lượng lên tới 110 đê-xi-ben trở lên, trường hợp nặng cũng có thể gây mất thính lực không thể khôi phục được. Âm lượng phát ra bình thường của tai nghe là 84 đê-xi-ben, có một số phạm vi có dải tần số cao lên đến 120 đê-xi-ben, âm lượng như vậy sẽ ảnh hưởng đến thính lực rất lớn.

Tuy nhiên vì ban đầu thính lực bị giảm sút không ảnh hưởng nhiều nên chúng ta thường bỏ qua và không quan tâm. Chỉ khi tổn thương thính lực kéo dài và khả năng nghe âm thanh ngôn ngữ đạt mức độ thấp nhất định, sẽ xuất hiện cản trở cảm giác chủ quan của thính lực, ảnh hưởng đến đến ngôn ngữ giao tiếp và các hoạt động xã hội.

Do vậy, việc giới trẻ sử dụng tai nghe nhiều, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thính lực sau này.

Cách sử dụng tai nghe đúng cách?

1. Sử dụng nguyên tắc “60-60” – một phương pháp bảo vệ thính giác được quốc tế công nhận.

Theo tổ chức WHO khuyến cáo rằng khi sử dụng tai nghe, âm lượng bình thường không vượt quá 60% khối lượng tối đa và có thể điều chỉnh ở mức thấp hơn để tránh kích thích tai. Thời gian sử dụng an toàn mỗi ngày ít hơn 60 phút. Vì vậy mọi người nên đeo ít tai nghe hơn. .

2, Chú ý đến môi trường sử dụng tai nghe

Nếu trong một môi trường rất ồn ào, chúng ta sử dụng tai nghe, thì vô thức sẽ phải tăng âm lượng, do đó càng dẫn đến tai bị kích thích bởi âm thanh quá lớn, càng gây ảnh hưởng đến tai. Vì vậy, nếu ở nơi có tiếng ồn, tốt nhất là không nên đeo tai nghe.

3, Trong khi ngủ không được đeo tai nghe

Khi chúng ta ngủ, tai đeo tai nghe sẽ bị ép vào gối, điều này sẽ mở rộng vùng tổn thương ở tai, làm tăng kích thích màng nhĩ. Đồng thời, đi ngủ không tháo tai nghe, thời gian đeo tai nghe càng kéo dài, càng khiến tai nhanh bị mất thính lực.

4, Khi tai nghe có tiếng “lạo xạo” thì không nên sử dụng

Nếu tai nghe có âm thanh lạo xạo hoặc nếu chỉ có một bên có âm thanh, nó không thích hợp để sử dụng. Nếu bạn tiếp tục sử dụng nó, nó có thể ảnh hưởng đến sự mất cân bằng thính lực trong một thời gian dài.

5, Người phải dùng tai nghe trong thời gian dài nên lựa chọn dạng đầu tai nghe thích hợp

Sử dụng đầu tai nghe có diện tích tiếp xúc âm thanh lớn, gây áp lực tương đối nhỏ đối với tế bào tiêm mao của ốc tai sẽ an toàn cho tai hơn.

Tóm lại, mặc dù các biện pháp trên có thể giảm thiểu được tác hại đến thính lực, nhưng vẫn kiến nghị nên sử dụng tai nghe càng ít càng tốt. Nếu bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn, hoặc sử dụng tai nghe thường xuyên sẽ gây ù tai, thậm chí mất thính giác. Nếu thấy hiện tượng ù tai nên đến bệnh viện kiểm tra và được điều trị sớm.

Bài viết mới nhất

Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc 2024: Cơ hội để các bạn sinh viên tìm hiểu thêm về văn hoá xứ kim chi

Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc 2024” (K-Food Festival 2024) vừa được tổ chức tại Trường ĐHQT Hồng Bàng, TP.HCM.  Hoạt động hấp dẫn...

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...