Tuy nhiên, quan điểm này không phải là thứ giúp ích cho sức khỏe con người, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại với đầy rẫy những căng thẳng và lo toan, theo Time.
Năm 1963, nhà văn người Đức Heinrich Böll đã viết một câu chuyện hư cấu về một khách du lịch đến một làng chài nhỏ ở đâu đó phía tây châu Âu. Bắt gặp hình ảnh một ngư dân đang nằm nghỉ ngơi trên chiếc thuyền đánh cá, vị khách du lịch không dành thời gian câu cá, bắt cá nhiều hơn, để trở thành một người giàu có. Nhưng thực ra, với người ngư dân đó, có thể anh ta đang làm việc theo cách của mình để tránh xa công việc.
Không có áp lực, anh ngư dân hoàn toàn tự do – điều khiến con người ta đáng ghen tị. Anh ta có nhiều điều tìm kiếm: đó chính là thời gian nhàn rỗi của anh ấy.
Câu chuyện của Böll không hề cổ súy cho hành động lười biếng, nhưng khiến những con người trong cuộc sống hiện đại nên suy nghĩ lại: khi công việc được coi là một điều cần thiết nhất, thì giá trị đối với những thứ khác như tình bạn, sự nghỉ ngơi và cộng đồng cũng là điều cần thiết thứ hai.
Các nhà triết học vĩ đại đã lập luận rằng chúng ta không có gì để học hỏi từ những lối sống tồn tại bên ngoài thế giới bận rộn của nền văn minh phương Tây.
Nhưng nếu ngày hôm nay đòi hỏi quá nhiều nỗ lực cho công việc, áp lực cuộc sống quá nặng nề, hãy tìm đến nơi có hạnh phúc, nơi chúng ta có thể học từ những lối sống rảnh rỗi, nơi mà sự “biếng nhác” dường như đáng để khám phá.