Ung thư bàng quang là một trong những loại ung thư phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến khoảng 68.000 người lớn tại Hoa Kỳ mỗi năm. Ung thư bàng quang gặp phải ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở người trưởng thành. Tuy nhiên, ung thư bàng quang hoàn toàn có thể phát hiện sớm và phòng ngừa nhờ tìm hiểu những kiến thức sau.
Nguyên nhân gây ung thư bàng quang?
Ung thư phát triển khi các tế bào trong bàng quang phát triển bất thường. Thay vì phân chia và phát triển theo trật tự, các tế bào xảy ra đột biến và vượt khỏi sự kiểm soát của cơ thể. Những tế bào bất thường sẽ tích tụ thành các khối u trong bàng quang hoặc các vị trí khác trong đường tiểu.
Các yếu tố gây ung thư bàng quang
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang cần chú ý và phòng tránh như:
– Thường xuyên hút thuốc lá gây tích tụ chất độc hại trong nước tiểu.
– Tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường có hóa chất lâu dài.
– Tiếp xúc với bức xạ.
– Đã từng mắc chứng viêm bàng quang mãn tính.
– Đã từng điều trị với thuốc chống ung thư cyclophosphamide làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
– Gia đình có người đã từng mắc ung thư bàng quang.
Các biểu hiện cảnh báo ung thư bàng quang
Khoảng 7 đến 10 ca mắc ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Chú ý đến những biểu hiện sau sẽ giúp nhận biết bệnh và điều trị hiệu quả:
Đi tiểu ra máu: nước tiểu lúc này có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm kèm theo hiểu hiện đau.
Thay đổi tần suất đi tiểu: một trong những dấu hiệu của bệnh là thói quen đi tiểu nhiều lần diễn ra thường xuyên.
Đau lưng: thường xuyên gặp phải tình trạng đau lưng cũng cần được chú ý.
Đau vùng xương chậu: đau vùng xương chậu cũng có thể là dấu hiệu đường tiểu gặp vấn đề.
Ngay khi gặp các biểu hiện bất thường trên, đặc biệt là khi nước tiểu lẫn máu thì bạn cần thực hiện ngay các xét nghiệm cần thiết. Tuy bệnh có thể phát hiện ở giai đoạn sớm nhưng có thể tái phát nếu không điều trị và theo dõi. Do vậy, người đã từng mắc bệnh cần kiểm tra định kì sau điều trị để đề phòng bệnh tái diễn và phát triển lên giai đoạn cao hơn.
Thực hiện những điều sau để ngăn ngừa mắc bệnh:
– Không hút thuốc lá, sử dụng các công cụ hỗ trợ để bỏ thuốc.
– Tránh tiếp xúc với hóa chất, mặc quần áo và dụng cụ bảo hộ khi làm việc trong môi trường có hóa chất để tránh bị phơi nhiễm.
– Tăng cường ăn các loại trái cây, rau xanh giàu chất chống oxy hóa để giảm nguy cơ mắc ung thư.