Sức khỏe và tuổi thọ là mục tiêu theo đuổi cả đời của hầu hết mọi người, một người có thể sống thọ hay không đã trở thành vấn đề đáng quan tâm đối với bất kỳ ai.
Có nhiều người thường xuyên xem đường chỉ tay trên lòng bàn tay dài hay ngắn để đoán tuổi thọ, nhưng cách này gần như ít có cơ sở để đoán được bản thân có thể sống được bao lâu.
Nếu chúng ta muốn xem tuổi thọ của bản thân từ những bằng chứng khoa học cụ thể, như chức năng của các cơ quan nội tạng, mạch máu, các bộ phận khác trên toàn bộ cơ thể, thì đây cũng là cách thật sự khó để có thể áp dụng.
Vậy làm thế nào bạn có thể dự đoán được bản thân mình có thể sống được bao lâu? Nghiên cứu khoa học hiện đại cung cấp cơ sở phán đoán khoa học và đáng tin cậy sau đây, bạn có thể tham khảo.
Làm thế nào để dự đoán một người có thể sống được bao lâu? 3 chỉ số này rất quan trọng!
1. Tốc độ bước chân nhanh hay chậm
Tốc độ đi bộ nhanh hay chậm là một trong những tiêu chí đầu tiên để đánh giá khả năng sống thọ của một người. Điều này liên quan chặt chẽ đến sức mạnh cơ bắp, chức năng tim mạch và trạng thái tinh thần.
Theo kết quả nghiên cứu, trong số những người cao tuổi có tốc độ đi bộ chậm, tỉ lệ tử vong sớm hơn chiếm 77%.
Nhóm thứ 2 có tốc độ đi bộ trung bình có tỉ lệ tử vong sớm hơn tương ứng là 50%, trong khi nhóm đi bộ với tốc độ nhanh có tỷ lệ tử vong chỉ 27%.
Một nghiên cứu khác ở Anh cho thấy, những người lớn tuổi có khả năng đi bộ với tốc độ chậm hơn mức trung bình, thường dễ bị trầm cảm hơn.
Vì vậy, làm sao để có thể đánh giá tốc độ đi bộ của bản thân là nhanh hay chậm? Tiêu chí để đánh giá điều này chính là tốc độ đi bộ trung bình 53 mét/phút.
Nếu một người không thể đi bộ với tốc độ 53 mét/phút và tốc độ không ổn định khi đi bộ, điều đó có nghĩa là chức năng cơ thể của người đó rất kém, và nó có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ.
2. Sức mạnh khỏe/yếu của nắm tay (lực kéo)
Sức mạnh của nắm tay chỉ việc bạn cầm nắm một vật nào đó có khả năng dùng lực mạnh hay yếu, đây cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe.
Một nghiên cứu chung được thực hiện bởi nhiều quốc gia cho thấy rằng sức mạnh của lực nắm là một yếu tố dự đoán nguy cơ tử vong tốt hơn so với chỉ số huyết áp tâm thu.
Nếu sức chịu đựng giảm 5 kg, nguy cơ tử vong do bệnh mãn tính tăng 16% và nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ tăng tương ứng là 7% và 9%. Ngược lại, người có lực nắm của bàn tay càng cao thì sẽ có một trái tim khỏe mạnh hơn.
Làm thế nào để đo lực nắm của bàn tay đúng cách? Bạn có thể mua một chiếc lực kế (máy đo sức nắm của bàn tay). Khi đo trắc nghiệm, nên chú ý giữ cho cơ thể thẳng đứng, hai vai và cánh tay buông xuống, trong khi 2 chân tách ra 2 bên trong tư thế đứng vững thoải mái.
Dùng lần lượt từng bàn tay nắm lấy dụng cụ đo và kéo/bóp thật mạnh nhất có thể để đo chuẩn theo lực kế, chỉ số cao nhất bạn có thể lấy làm kết quả.
Thông thường, bạn nên đo ít nhất 2 lần, kết quả cao hơn bạn nên chọn làm kết quả chính.
3. Độ dày mỏng (béo/gầy) của cơ thể
Hầu hết ai trong chúng ta đều biết rõ tầm quan trọng của cơ thể đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là chị em phụ nữ, cơ thể cân đối chính là chìa khóa quan trọng giúp mỗi người nổi bật và tự tin hơn.
Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý rằng, việc theo đuổi để có được cơ thể với số đo lý tưởng không chỉ phục vụ cho vẻ đẹp bề ngoài, mà còn cho sức khỏe thật sự bên trong.
Cơ thể gầy hay béo, dày hay mỏng còn là một trong những tiêu chí đánh giá sức khỏe và tuổi thọ của chính người đó.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người có cân nặng vượt mức trung bình (béo) thì yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch và mạch máu não tăng 7%, và nguy cơ đột quỵ và suy tim tăng gấp đôi. Ngoài ra, nguy cơ ung thư ở những người thừa cân cũng sẽ tăng lên.
Vì vậy, tất cả mọi người nên cố gắng khống chế trọng lượng của bản thân đạt đến mức tiêu chuẩn. Để tìm hiểu xem trọng lượng cơ thể của bạn có đạt tiêu chuẩn hay không, hãy tham khảo công thức trọng lượng sau đây:
Chỉ số khối cơ thể (BMI) = trọng lượng/chiều cao bình phương (đơn vị khối lượng là kg, đơn vị chiều cao là m). Bảng tham khảo chiều cao cân nặng đã được đề cập rất nhiều, bạn nên ghi nhớ và áp dụng vào cân nặng của bản thân.
Phân tích chỉ số:
Dưới 18,5: Hơi gầy, thiếu cân
18,5 – 24,9: Bình thường, lý tưởng
25 – 29,9: Thừa cân
30 – 34,9: Béo phì
Trên 35: Béo phì quá mức
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số nhóm người đặc biệt, chẳng hạn như người già, không nên kiểm soát cân nặng quá khắt khe, không nên để bản thân quá gầy. Khi bị thừa cân, nếu bạn cần giảm cân, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.