Sáng 17/4, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin đạo diễn Dương Khiết qua đời hôm 15/4 sau một thời gian lâm bệnh. Bà mất ở tuổi 88, giữ kín thông tin với truyền thông, bạn bè. Chỉ vài người thân mới biết tin này.
Hãng tin Phượng Hoàng cho biết vì tin tức đột ngột nên ngay cả báo chí cũng không chắc chắn. “Chúng tôi chỉ xác thực tin tức này sau khi gọi điện cho Trì Trọng Thụy”, tờ này cho biết.
Lục Tiểu Linh Đồng cũng bất ngờ khi nghe đạo diễn Dương Khiết qua đời. Trên trang cá nhân, cách đây ít phút, Lục Tiểu Linh Đồng đau buồn viết: “Tôi chỉ biết tin này qua thông báo của anh Trì Trọng Thụy. Đối với tôi, Dương Khiết là nữ đạo diễn đáng kính nhất trên màn ảnh. Nhận tin bà qua đời, tôi rất đau buồn. Sự ra đi của bà để lại sự mất mát lớn lao cho điện ảnh quốc gia”.
“Tây Du Ký” bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: Nhà sư trẻ đời Đường Thái Tông tên là Trần Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ tìm thầy học đạo. Ông ra đi từ năm 629 đến năm 645 mới về Trung Quốc, tổng cộng là 17 năm; trong đó, có 6 năm tu học ở chùa Na Lan Đà – một trung tâm Phật giáo hồi bấy giờ. Khi về nước, ông phải dùng tới 24 ngựa tải 657 bộ kinh Phật.
Bộ phim ra đời trong hoàn cảnh khó khăn do được sản xuất vào thập kỉ 1980 thời mà kĩ xảo điện ảnh còn thô sơ lạc hậu. Vốn đầu tư 6 triệu nhân dân tệ tuy là một khoản tiền rất lớn nhưng cũng không đủ trang trải cho toàn bộ phim, các diễn viên cũng chỉ nhận được thù lao tượng trưng, ít ỏi. Phim được làm trong 6 năm trời ròng rã từ năm 1982 đến năm 1988 hoàn thành.
Nhiều thông tin cung cấp năm 1986 bộ phim chính thức trình chiếu cho khán thính giả và nhận thấy có nhiều phần thiếu sót nên tiếp tục đầu tư xây dựng và mãi đến năm 1988 thì chính thức hoàn thiện. Có thể nói, bản phim Tây Du Ký 1986 đã sống mãi với thời gian và ăn sâu trong ký ức của nhiều thế hệ khán giả. Hầu hết các đài truyền hình của Việt Nam đều ít nhất trình chiếu một lần. Có đài phát sóng đến gần 10 lần và trình chiếu đi và chiếu lại suốt nhiều năm liền.