1. Tạo ảo giác về quyền lựa chọn
Một mẹo tâm lý tuy nhỏ nhưng lại rất hữu ích đó là tạo cho đối phương ảo giác về quyền lựa chọn. Cụ thể, nếu bạn muốn nhờ ai làm gì cho mình, hãy nhờ đưa ra một việc khó hơn trước khi nói ra việc mình muốn nhờ. Sau khi từ chối việc lớn hơn, mọi người sẽ có xu hướng chấp nhận yêu cầu còn lại có vẻ dễ dàng hơn.
Điều này hoàn toàn có thể áp dụng khi bạn muốn thuyết phục ai đó. Hãy để cho họ có hai lựa chọn: một là điều bạn muốn, hai là điều khó đạt được hơn. Việc này giúp họ cảm giác đề nghị bạn đưa ra có vẻ đơn giản hơn với họ và dễ dàng được chấp thuận hơn.
2. Nói “không” một cách thông minh
Khi ai đó nói với bạn một điều trái quan điểm với bạn, đừng bao giờ nói “không” luôn một cách phú phãng. Thay vì thế, hãy thể hiện ý mình một cách khéo léo bằng câu nói “Tôi hiểu ý bạn” trước, sau đó đưa ra quan điểm riêng của mình bằng cách “nhưng bạn có nghĩ đến vấn đề này hay chưa?” Cùng là một ý nhưng cách tiếp cận khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng tâm lý khác nhau. Đối phương sẽ thấy dễ chịu hơn, muốn lắng nghe hơn và không ngắt lời khi bạn nói.
3. Khiến lời nói của mình đáng tin hơn
Bạn có thể khiến người khác tin tưởng lời bạn hơn bằng cách nói rằng chính bố mẹ bạn đã dạy bạn điều đó. Điều này dễ tạo nên sự đồng cảm, khiến họ nhớ đến bố mẹ mình. Phần lớn mọi người có xu hướng tin tưởng bố mẹ và khi bạn nhắc đến họ, nó sẽ khiến lời nói của bạn có vẻ đáng tin hơn.
4. Chiếm cảm tình của người không thích bạn
Nếu thấy ai đó không thích bạn nhiều như bạn muốn, hãy nhờ họ những việc nhỏ, hoặc mượn họ những món đồ nhỏ như một cuốn sách chẳng hạn. Ban đầu, việc này sẽ tạo nên mối liên kết miễn cưỡng giữa hai bạn, nhưng dần dần, họ có thể thay đổi cái nhìn về bạn sau khi bạn trả lại món đồ.
5. Cách bắt chuyện với người ít nói
Khi bạn nói chuyện với một người ít nói, hãy hỏi điều gì đó về bản thân họ. Ngay cả những người ít nói nhất cũng sẽ thích khi được nói về chính mình.
Cuộc trò chuyện sẽ trở nên sinh động hơn khi họ mở lòng và hỏi lại bạn. Đây chính là lúc bạn nói về mình và khiến cuộc trò chuyện trở nên thật thú vị.
6. Hấp dẫn người khác bằng sự tự tin
Sau khi trình bày xong ý mình trong một buổi thương thảo, hãy nhìn vào mắt người đối diện và chờ đợi trong im lặng. Cái nhìn quả quyết của bạn sẽ có tác động tích cực đến cách người đó nhìn nhận về những điều bạn vừa nói. Theo nghiên cứu, nếu bạn không giữ sự giao tiếp bằng mắt sau khi nói chuyện, họ có thể sẽ nhanh chóng mất đi hứng thú với việc lắng nghe bạn.
7. Khiến người khác cảm thấy mình lớn lao
Sử dụng từ ngữ chính xác có thể tạo sự khác biệt lớn khi bạn đang cần giúp đỡ.
Mọi người sẽ có xu hướng dễ giúp đỡ bạn nếu bạn cho họ thấy họ là người ban ơn. Cái tôi trong mỗi người sẽ khiến họ cảm thấy như là đang ban ân huệ cho bạn. Hãy dùng những cụm từ như “Tôi thực sự cần bạn giúp đỡ”, “Tôi có thể xin bạn giúp tôi một việc này không?”.
8. Đoán mức độ thân thiết của một nhóm
Khi bạn là người mới trong một nhóm nào đó, hãy thử kể một câu chuyện vui và chờ xem phản ứng của mọi người. Những người thân với nhau hơn sẽ có xu hướng nhìn nhau khi cười và điều này giúp bạn hiểu được mức độ thân thiết giữa họ.
9. Lặp lại nhiều lần
Sự lặp lại là một trong những cách khắc sâu điều gì đó vào tâm trí. Nếu bạn muốn khiến ai đó thay đổi quan điểm theo ý mình, hãy lặp đi lặp lại điều đó trong các ngữ cảnh khác nhau, hoặc nói nhiều lần trong cuộc hội thoại cùng các biểu cảm khác nhau.
Sau khi nghe một điều được lặp lại nhiều lần, con người có xu hướng tiếp nhận quan điểm đó như là quan điểm của chính họ vì bộ não tự cảm thấy đó là điều họ đã biết hoặc quen thuộc từ lâu.
10. Thành thật
Nếu muốn tạo sự tin tưởng với người khác, hãy thú nhận những sai lầm nhỏ của bạn với họ. Hãy để họ thấy mặt yếu của bạn và chấp nhận bạn như một con người chân thành. Mẹo tâm lý này sẽ giúp bạn đạt lợi thế lớn, ngay cả khi đang ở trong một cuộc tranh cãi.