1. Thường xuyên thức khuya
Tiểu Đào thức khuya trong một thời gian dài, nó là thói quen rất xấu ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Mỗi ngày dạ dày đều tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn suốt từ sáng tới tối. Trong khi thời gian ban đêm là để dạ dày nghỉ ngơi, việc thức khuya khiến dạ dày phải hoạt động quá công suất cộng thêm việc ăn khuya khiến dạ dày phải tiết dịch vị nhiều hơn nữa, rất dễ dẫn đến loét dạ dày,…
2. Thường xuyên ăn khuya, đặc biệt là mì ăn liền
Buổi tối không ngủ sẽ rất dễ bị đói tạo ra những cơn thèm ăn. Trong khi đó các món ăn tiện lợi nhất bạn có thể có lại là mì gói, nước có ga và các loại thực phẩm ăn vặt khác,… Các đồ ăn này chứa hàm lượng chất gây hại cho dạ dày, thậm chí gây ung thư.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày
1. Đau bụng
Nếu một người đang ở giai đoạn sớm của bệnh ung thư dạ dày, thường sẽ xuất hiện đau bụng và đau bụng này hoàn toàn khác với đau bụng do bệnh loét dạ dày gây ra. Ngay cả khi bạn ăn một cái gì đó hoặc uống thuốc, cơn đau không hề giảm bớt mà vẫn tiếp tục tăng lên.
2. Cảm giác ăn không ngon và sụt cân
Ăn không ngon miệng và giảm cân là triệu chứng thường gặp trong ung thư dạ dày giai đoạn đầu, gần 50% bệnh nhân bị ung thư dạ dày có triệu chứng rõ ràng là chán ăn hoặc sụt cân. Do đó, khi cơ thể bị biếng ăn và giảm cân không rõ ràng, bạn phải đến bệnh viện kịp thời để tìm ra lý do.
3. Ở ngực xuất hiện khối cục
Một số bệnh nhân bị loét dạ dày sẽ cảm thấy ở ngực có thể sờ thấy khối cục, khối cục rất cứng, bề ngoài không trơn, tăng khối lượng và cảm thấy rất đau khi ấn. Với sự phát triển của bệnh, cùng với sự mở rộng của khối u, tình trạng ói mửa cũng ngày càng trầm trọng hơn, lúc này, rất có thể là khối u ác tính biến đổi thành ung thư giai đoạn đầu, nhất định phải chú ý.
Phải ăn uống như thế nào để phòng ngừa ung thư dạ dày?
Bác sĩ nói: Bệnh từ miệng mà ra đúng trong rất nhiều trường hợp, thói quen ăn uống và thói quen sống không tốt là “thủ phạm” gây ra ung thư dạ dày. Vậy, ngăn ngừa ung thư, bắt đầu từ thói quen hàng ngày.
Ăn: ăn nhiều rau, ăn ít thịt
Ăn quá nhiều thịt và thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Chủ yếu để tiêu hóa các loại thực phẩm thịt cần phải tiết dịch dạ dày tương đối nhiều. Ăn quá nhiều thịt sẽ khiến dạ dày phải làm việc rất nhiều. Đặc biệt, ăn thịt vào buổi tối sẽ gây gánh nặng cho dạ dày, về lâu dài sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều rau và trái cây hơn, chẳng hạn như khoai lang. Bản thân khoai lang có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, các chất xơ trong khoai lang rất dễ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng. Bình thường nên ăn cháo khoai lang hoặc khoai lang hấp là tốt nhất.
Chế độ ăn nhiều rau xanh, ít thịt rất tốt cho dạ dày
Uống: uống nhiều nước ấm, uống ít rượu
Muốn nuôi dưỡng dạ dày nhất định phải uống nước ấm, không uống nước quá lạnh, ăn canh quá nóng, hoặc các thực phẩm kích thích, ngoài ra giảm uống rượu, bia. Những điều này làm giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Khi uống tốt nhất là uống một ít trà, như trà bồ công anh, để điều trị viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày. Bồ công anh có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng, thúc đẩy sự chữa lành vết loét dạ dày, ngăn chặn cơn đau và giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Vận động: Thường xuyên vận động để nâng cao sức khỏe thể chất, chọn một số môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… giúp nhu động đường ruột, tránh táo bón và nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa.