Dù nhiều người sử dụng lá trầu, nhưng ít ai hiểu rõ tính năng chữa bệnh của loại lá này. Lá trầu chứa Vitamin C, Canxi, Thiamin, Niacin, Riboflavin, và Carotene. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá trầu có đặc tính chống ung thư và nhiều lợi ích sức khỏe khác mà không cần thêm các thành phần khác như cau, vôi tôi hay thuốc lá và hương liệu.
1. Giảm đau
Nghiền nát là trầu và đắp lên vùng bị tổn thương để giảm đau.
Nhai lá trầu và nuốt nước ép từ lá để giảm đau bên trong cơ thể.
Đặt một lá trầu vào vết thương và bang bó lại để vết thương mau lành.
Pha loãng nước lá trầu với dấu dừa và xoa bóp vùng đau nhức.
Thoa nước lá trầu lên trán để chữa những cơn đau đầu.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Lá trầu giúp trung hòa nồng độ pH, chữa chứng rối loạn dạ dày cũng như chứa chất chống oxy hóa giúp phá hủy gốc tự do trong cơ thể.
Uống nước ép lá trầu khi dạ dày rỗng có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
Đun sôi một lá trầu cùng với 4-5 hạt tiêu đen trong nước. Hai muỗng cà phê nước này có thể chữa chứng khó tiêu ở trẻ em.
Lá trầu làm tăng lưu thông máu và giúp giảm bớt lượng protein.
Nhai lá trầu thường xuyên chữa đau dạ dày và giảm axit trong dạ dày.
3. Giữ hơi thở sạch sẽ
Lá trầu có khả năng diệt vi trùng trong miệng, ngăn ngừa sâu răng và bảo vệ nướu răng.
Trộn một giọt tinh dầu lá trầu với nước ấm và súc miệng mỗi ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng.
4. Chữa rối loạn hô hấp
Lá trầu chữa ho và cảm lạnh và làm giảm hen suyễn.
Bôi dầu mù tạt vào lá trầu, hơ nóng và đặt lên ngực để hơi thở đước tốt hơn.
Đun sôi lá trầu trong nước, thêm thảo quả, quế và sử dụng như siro ho. Uống siro này ba lần một ngày giúp chữa ho và thậm chí là viêm phế quản.
5. Lợi tiểu
Nước lá trầu làm giảm lượng đường trong máu.
Lá trầu là thuốc lợi tiểu và cũng được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường.
Ép lá để lấy nước rồi trộn với sữa loãng để giãm tắc nghẽn đường tiết niệu.
6. Chữa bệnh về da
Lá trầu chứa các đặc tính chống vi khuẩn giúp điều trị dị ứng, ngứa, các vết thương và mùi cơ thể.
Ép lá trầu, thêm bột nghệ và đắp vào vùng bị phát ban hay dị ứng da.
Đun lá trầu với nước, để nguội và dùng để rửa mặt hay những vùng nhiễm trùng da.
7. Trị rối loạn cương dương
Nhai 1-2 lá trầu sau bữa ăn giúp khắc phục chứng rối loạn chức năng cương dương.
Bọc nghệ tây, bạch đậu khấu, và nho khô trong lá trầu và ăn chúng để tận dụng đặc tính kích thích ham muốn tình dục.
Lá trầu là phương thuốc chữa chứng rối loạn cương dương mà không hề gây tác dụng phụ.
Thận trọng khi sử dụng lá trầu
Người có tính axit, loét dạ dày, đau nửa đầu, nổi mề đay, bệnh lao, bệnh động kinh và các rối loạn tâm lý không nên sử dụng lá trầu.
Sử dụng thuốc lá cùng lá trầu có thể gây ung thư miệng.
Các loại lá trầu già có thể bị mất đi dược tính.