Vì sao nên ăn nhiều chất xơ?
Theo thông tin đăng tải trên kênh Science and Technology Daily, mới đây các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã công bố kết quả nghiên cứu rằng ăn càng nhiều chất xơ, nguy cơ tử vong càng thấp.
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản đã liên tục điều tra mối quan hệ giữa các thói quen lối sống và các bệnh khác nhau như ung thư, đột quỵ và nhồi máu cơ tim từ năm 1995 đến năm 2016.
Trong khu vực pháp lý của 11 trung tâm y tế ở nhiều nơi, một bảng câu hỏi về chế độ ăn uống được thực hiện cho người dân từ 45-74 tuổi, và một cuộc khảo sát tiếp theo được thực hiện trên khoảng 90.000 người đã tham gia khảo sát bảng câu hỏi và không bị ung thư hoặc bệnh tim mạch.
Kết quả cho thấy chế độ ăn uống càng nhiều chất xơ thì nguy cơ tử vong ở cả nam và nữ càng thấp.
Dưới góc độ nguyên nhân tử vong, khẩu phần ăn của cả nam và nữ càng nhiều chất xơ thì nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch càng thấp.
Về tử vong do ung thư, tổng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của nam giới càng nhiều thì nguy cơ tử vong do ung thư càng thấp, nhưng không có mối tương quan nào giữa hai yếu tố này ở phụ nữ.
Thực phẩm giàu chất xơ:
Lê (3.1%)
Dâu tây (2%)
Bơ (6.7%)
Táo (2.4%)
Mâm xôi (6.5%)
Chuối (2.6%)
Cà rốt (2.8%)
Củ cải (2.8%)
Bông cải xanh (2.6%)
Atisô (5.4%)
Một bát yến mạch có lượng chất xơ khoảng 4g.
Một quả táo có lượng chất xơ khoảng 3,6g.
3 hộp bắp rang tương ứng với 2g chất xơ.
Nửa bát cà rốt có lượng chất xơ khoảng 2,9g.
Chuối có chứa khoảng 3,1g chất xơ.
Cả 2 loại bánh mì từ lúa mạch hay lúa mì đều chứa trung bình lượng chất xơ khoảng 2–3g.
Nửa bát mì ống tương đương 2g chất xơ.
Một quả lê chứa 7g chất xơ, bao gồm 2g pectin – một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa tốt hơn.
1 củ khoai lang có chứa khoảng 3,8g chất xơ.
Các nhà khoa học khuyên rằng, hãy tranh thủ tăng lượng chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày để giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong.