Bạn có thể hưởng lợi từ việc ngậm miệng trong nhiều khoảnh khắc khó xử. Nhưng bạn có biết, điều này còn đặc biệt hữu ích khi bạn muốn có một giấc ngủ ngon đúng nghĩa? Vâng, hoàn toàn theo nghĩa đen, việc thở bằng mũi sẽ làm tăng chất lượng giấc ngủ của bạn. Nhưng làm sao để có thể ngậm miệng hoàn toàn khi nằm ngủ lại là chuyện không phải ai cũng nắm rõ.
Đó là lý do Bright Side muốn chia sẻ đến bạn lời khuyên về việc tăng chất lượng giấc ngủ, để bạn có giấc ngủ ngon đúng nghĩa sau một ngày làm việc mệt nhoài.
Vì sao thở bằng miệng là hành động cực không tốt cho sức khỏe?
Hãy nhớ, mũi là bộ phận duy nhất trên khuôn mặt bạn được thiết kế chỉ để thở. Mũi điều chỉnh luồng không khí và chặn các vật lạ trong không khí. Khi thở bằng miệng, bạn có nguy cơ bị sâu răng cũng như các vấn đề về răng miệng khác.
Thở bằng mũi làm tăng nồng độ oxit nitric trong xoang, giúp bạn ngủ ngon hơn, có trí nhớ tốt hơn và hệ miễn dịch mạnh hơn. Tuy nhiên, thở bằng miệng là một trong những điều tai hại phát sinh chứng ngủ ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ. Theo bác sĩ Steven Park (Mỹ), nó cũng làm tăng các phản ứng căng thẳng dẫn đến ngủ ít hơn cũng như ngủ kém ngon hơn.
Nhận biết bản thân có thở bằng miệng hay không, cách nào?
Bạn có thể không nghe thấy mình ngáy. Nhưng nếu thức dậy với cái miệng khô khốc, thậm chí đau họng thì rất có thể đêm qua bạn đã nằm ngủ trong tư thế thở bằng miệng. Hơi thở vào buổi sáng có mùi hôi bất thường, khiến bạn thấy thực sự tội tề cũng là dấu hiệu đặc biệt cảnh báo chứng thở bằng miệng.
Trong trường hợp này, bạn cần:
Làm sạch khoang mũi
Thông thường, cơ thể sẽ bắt đầu có phản xạ thở bằng miệng nếu như mũi bạn bị bịt kín. Do đó, bạn cần chắc chắn trước khi đi ngủ cần đảm bảo mũi được thông sạch sẽ. Bạn có thể tắm nước nóng, xịt nước muối… để mũi được làm sạch, giúp thông mũi tốt hơn.
Ngoài ra, đừng quên luôn cấp đủ nước cho cơ thể trong ngày và có thể sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp bạn ngăn ngừa tắc nghẽn mũi cực tốt.
Không nằm thẳng khi ngủ
Mặc dù tư thế ngủ với lưng áp sát xuống giường được cho là làm đẹp da cũng như giải quyết một số vấn đề ở lưng dưới nhưng bạn không nên cố gắng ngủ ở tư thế này nếu bạn đang rơi vào tình trạng ngưng thở khi ngủ. Bởi vì khi bạn đi vào trạng thái ngủ sâu, các cơ trên vòm miệng, lưỡi và cổ họng sẽ được thư giãn và chặn đường thở, rung mô.
Cuối cùng có thể… băng kín miệng!
Phương pháp này bắt nguồn từ Phương pháp Buteyko được phát triển bởi Tiến sĩ Konstantin Pavlovich Buteyko, người đã nghiên cứu cách thở ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người. Patrick McKeown, tác giả của The Oxygen Advantage và huấn luyện viên thở, giải thích lý do tại sao phương pháp này đặc biệt quan trọng để có một giấc ngủ ngon, ngủ sâu vào ban đêm đúng nghĩa.
Logic đằng sau ý tưởng băng kín miệng rất đơn giản! Khi hô hấp, mũi gặp vấn đề gì đó, bạn sẽ tự động mở miệng. Nếu miệng bị đóng hoàn toàn, mũi của bạn sẽ thích nghi nhanh chóng, làm giãn đường mũi. Buteyko gọi nó là “Hồi trái ngược với nhịp thở”. Sự căng thẳng, chậm chạp và đòi hỏi phải thở nhiều hơn liên quan đến cơ hoành và mũi. Và cách dễ nhất để đạt được điều này là băng kín miệng!
Kỹ thuật Buteyko được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1950 bởi bác sĩ cùng tên đến từ Liên Xô, Konstantin Pavlovich Buteyko. Ông tin rằng tình trạng hô hấp, đặc biệt là hen suyễn, có thể liên quan đến cách thở của mọi người. Ông tin rằng nếu bệnh nhân được dạy thở đúng cách, thông qua mũi, các vấn đề về phổi của họ sẽ biến mất.
Gần 7 thập kỷ sau đó và liệu pháp thay thế vẫn còn phổ biến, với các học viên Buteyko trên toàn thế giới hiện đang ca ngợi những lợi ích của các bài tập thở và khép miệng để ngủ.
Tiết lộ thủ thuật cực hữu ích cho việc dán miệng
– Tìm loại băng dính miệng chuẩn.
– Tìm loại băng chính xác. Có băng phẫu thuật đơn giản, băng môi mỹ phẩm, hoặc băng đặc biệt được thiết kế đặc biệt để ngủ. Bạn có thể thử tất cả chúng và tìm một loại phù hợp nhất với mình.
– Hãy cho mình thời gian để làm quen với nó. Bạn sẽ cảm thấy thật kỳ lạ khi băng miệng. Bạn có thể băng miệng vào ban ngày để làm quen với nó. Đừng quên bôi vaseline trên môi trước khi dán băng dính miệng vì sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Điều này cũng giúp bạn dễ dàng tháo bỏ chúng vào sáng hôm sau khi tỉnh giấc.
Những rủi ro khi thực hiện kỹ thuật Buteyko
Thực tế thì kỹ thuật Buteyko không phát huy giá trị chữa bệnh, giới chuyên gia khẳng định điều này còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
GS Nirmal Kumar (một bác sĩ tai mũi họng và chủ tịch của tổ chức y tế Anh ENT UK) nói: “Nếu bị bệnh và phải nôn mửa, dùng miếng dán miệng khi ngủ sẽ làm bạn thấy khó chịu hơn. Trong trường hợp xấu hơn, bạn có thể bị sặc hóc rất nguy hiểm. Đặc biệt với trẻ nhỏ, ngay cả những học viên Buteyko cũng cấm nhóm đối tượng này”.
“Đối với trẻ nhỏ, dùng miếng dán miệng khi ngủ có thể thực hành khi đủ 5 tuổi nhưng tuyệt đối không được dán băng trực tiếp lên môi. Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể bị ốm thường xuyên, khó thở hơn nếu chỉ thở thông qua đường mũi”, chuyên gia cảnh báo thêm.