2018-06-03 11:23:46
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzA2LzAzLzUtMTEyMy5qcGc.webp

Bị nhiều người chê là “máu xấu” nhưng liệu bạn có biết máu xấu là như thế nào?

Trong y học, chẵng có căn bệnh nào gọi là máu xấu. Đây chỉ là cách gọi trong dân gian khi bạn mắc các căn bệnh liên quan đến máu như tiểu đường, mỡ máu, tim mạch… Vậy nhìn vào đâu để biết bạn có phải là một người mang dòng máu xấu hay không, tham khảo qua bài viết Khoẻ và đẹp chia sẻ.

Những người “máu xấu” bao gồm những người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, mỡ máu, bệnh về tim mạch, cao huyết áp…hay chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Máu xấu xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Chất lượng máu được quyết định bởi các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Khi các thành phần tế bào trong máu thay đổi khỏi ngưỡng bình thường sẽ dẫn đến chất lượng máu giảm, dân gian gọi là “máu xấu”, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và sức khỏe.

Do chức năng hệ tuần hoàn suy giảm: khi mạch máu bên ngoài não bộ và tim bắt đầu thu hẹp và hạn chế lưu lượng máu hoặc chất béo lắng đọng bên trong thành của động mạch, làm giảm hoặc thậm chí ngăn chặn lưu thông máu. Vách tâm nhĩ trái dày lên, cứng, kém đàn hồi, làm giảm sức bơm của tim, giảm lượng máu đi nuôi cơ thể. Yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch bao gồm huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì, lối sống ít vận động, giới tính, lịch sử gia đình và tuổi tác.

Do chế độ ăn uống không hợp lý: không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vi chất cho quá trình tạo máu và sự bền vững của thành mạch. 

Do tư thế, thói quen làm việc – sinh hoạt không đúng: thói quen ít vận động và tập thể dục, giữ một tư thế quá lâu, đi giày cao gót gây chèn ép mạch máu… cũng làm cho tuần hoàn máu kém.




Nhận diện máu xấu

Máu xấu thường không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

1

 

Não bộ

Máu xấu, tuần hoàn kém đến não (hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não) là sự suy giảm lưu thông máu lên não, não không được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, làm mất chất lượng giấc ngủ gây mất ngủ kinh niên, ngủ không sâu giấc. Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình, ù tai. Suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, làm việc trí óc không hiệu quả. Da xanh xao, xạm màu, dễ nổi mụn…

Biểu hiện của mất ngủ ở người cao tuổi thường là cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong việc tập trung, không có cảm giác thoải mái, không thể ngủ được, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mê sảng và thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, không thể ngủ trở lại sau khi thức giấc, buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được, đau đầu vào buổi sáng.

3

 

Tim

Khi trái tim của bạn bị ảnh hưởng bởi tuần hoàn máu kém, bạn có thể bị cao huyết áp, tăng cholesterol và đau ngực. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức sau khi vận động, thể dục thể thao thậm chí sau khi đi lên cầu thang.

Thận

Chức năng của thận không chỉ là loại bỏ chất thải và nước từ cơ thể. Thận cũng giúp kiểm soát và theo dõi huyết áp. Khi thận của bạn bị ảnh hưởng bởi tuần hoàn máu kém, bạn có thể bắt đầu nhận thấy bàn tay, mắt cá chân và bàn chân của bạn sưng, phù giữ nước. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi và huyết áp cao.

4

 

Gan

Gan đòi hỏi lưu thông máu tốt để thực hiện đầy đủ chức năng giải độc cho cơ thể. Lưu thông máu kém đến gan của bạn có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm ăn không thấy ngon, giảm cân đột ngột không giải thích được và thay đổi màu da.

Chân tay

Máu xấu, tuần hoàn máu kém đến chi là sự suy giảm lưu thông máu đến các chi dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch, tích tụ acid lactic gây chuột rút, gây tê nhức chân tay, đau mỏi vùng vai gáy, tê cứng cổ, vận động tay chân khó khăn…

Lưu thông máu kém cũng có thể gây giãn tĩnh mạch (thường có thể được xem như là những chỗ phình ra có thể nhìn thấy ở chân) và sự đổi màu da (màu xanh, đen, đỏ hoặc nhạt màu).

5

 

Da

Máu xấu và tuần hoàn máu kém lưu thông làm cho các tế bào da không được nhận đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi da, da trở nên yếu hay nhạy cảm trước các tác nhân gây hại bên ngoài, dễ bị nám, sạm, tàn nhang.

Da biến sắc hoặc không đều màu: làn da sẽ trở nên xanh xao, tái nhợt hoặc loang lổ không đều màu. Lưu thông máu kém sẽ làm giảm lượng oxy trong máu, tạo ra các vết nám, sạm, tàn nhang, các đốm đen hoặc da bị thâm khiến chị em mất tự tin vì già trước tuổi.

Bài viết mới nhất

Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc 2024: Cơ hội để các bạn sinh viên tìm hiểu thêm về văn hoá xứ kim chi

Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc 2024” (K-Food Festival 2024) vừa được tổ chức tại Trường ĐHQT Hồng Bàng, TP.HCM.  Hoạt động hấp dẫn...

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...