Trong Đông y, dứa còn được biết đến như một loại món ăn – vị thuốc có công dụng chữa hiệu quả nhiều bệnh, trong đó có bệnh sỏi thận. Quả dứa (trái thơm) được biết đến như một loại trái cây mùa hè rất được ưa chuộng. Dứa dùng để ăn trực tiếp hay ép lấy nước uống đều có công dụng giải khát, bổ sung nhiều dưỡng chất như vitamine C, vitamine B1, mangan, axit hữu cơ…
Dưới cái nhìn của thầy thuốc Đông y, dứa còn được biết đến như một loại món ăn – vị thuốc có công dụng chữa hiệu quả nhiều bệnh, trong đó có bệnh sỏi thận. Theo lương y Vũ Quốc Trung, quả dứa có vị chua, tính bình, tác dụng giải khát, sinh tân dịch, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa. Nước ép của quả dứa có tính nhuận tràng, tiêu tích trệ… Nõn dứa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nước ép lá dứa và quả dứa chưa chín có tác dụng nhuận tràng, tẩy độc. Rễ dứa lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông…
Trong Đông y, dứa còn được biết đến như một loại món ăn – vị thuốc |
Điều trị cảm cúm
Với thành phần vitamin C dồi dào, thơm giúp cơ thể chống lại triệu chứng cảm cúm. Ngoài ra, trong thơm còn có bromelain – một hợp chất giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng và ngực, điều trị ho hiệu quả.
Giảm triệu chứng viêm khớp
Thành phần enzyme bromelain trong thơm như một chất chống viêm tự nhiên, giúp chữa lành vết thương, làm giảm các tình trạng đau nhức xương khớp.
Trị sỏi thận
Bài thuốc 1: Lấy một quả dứa, khoét 1 lỗ và cho vào đó 0,3g phèn chua. Ninh quả dứa trong 3 giờ, sau đó ăn cả miếng và nước. Dùng liên tục mỗi ngày một quả trong vòng 7 ngày liền. Đã có nhiều trường hợp áp dụng cho kết quả rất tốt.
Bài thuốc 2: Nướng quả dứa trên lửa cho cháy vỏ ngoài rồi ép lấy nước trộn với 1 quả trứng gà đánh nhuyễn, uống 1 lần. Nên uống liền 3 ngày và 2 lần/1 ngày sẽ thấy ngay hiệu quả.
Bài thuốc 3: Lấy một quả dứa, gọt vỏ, khoét 1 lỗ 3cm, đổ 1 ít phèn chua vào và cắt phần trên của quả dứa dùng làm nắp đậy. Bỏ vào lò nướng, nướng chín vàng và cho vắt lấy nước khoảng được 2 ly. Tối đi ngủ uống 1ly để cho sạn thận và bàng quang mềm ra. Sáng dậy uống ly còn lại để cho sạn vỡ ra, rồi chúng theo nước tiểu ra ngoài.
Vệ sinh răng miệng
Ngoài vitamin và khoáng chất, thành phần axit có trong thơm cũng tốt cho răng miệng giúp làm sạch hơi thở và mảng bám trên răng.
Tuy quả thơm nhiều công dụng nhưng người có bệnh về bao tử, phụ nữ mang thai những tháng đầu, người có tiền sử dị ứng nên hạn chế ăn thơm. Ngoài ra, thơm có thể gây rát lưỡi, nên sau khi gọt có thể ngâm nước muối loãng 5-10 phút, vừa giúp tránh rát lưỡi vừa đem lại vị ngọt cho thơm.
Vì sao mùa hè bạn không ăn thanh long là đã sống phí?
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Vì sao mùa hè bạn không ăn thanh long là đã sống phí – hãy tìm hiểu ngay hôm nay! |