Trong một ngày có 3 bữa ăn, thời gian dành cho bữa tối là “xông xênh” thoải mái nhất, vì thế mà chúng ta có xu hướng chung là chuẩn bị một bữa tối tươm tất nhất. Thậm chí, hẹn hò, mời mọc hay liên hoan cũng chọn bữa tối để có một bữa ăn thịnh soạn, đầy đủ.
Có nhiều người, do đặc điểm công việc và thói quen, nên đã kéo trễ thời gian ăn tối, phổ biến là 7-8 giờ, thậm chí có người 10 giờ đêm mới ăn. Cũng có những người do tiết kiệm thời gian hoặc đang làm dở công việc nên cũng chần chừ tới tận khuya mới giải quyết chuyện ăn uống.
Ăn một bữa tối sai cách, mang lại những hiểm họa không hề nhỏ cho sức khỏe
1. Tác hại của việc ăn tối quá no, quá nhiều
Thói quen này nếu bạn duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra các loại bệnh nguy hiểm sau đây, thậm chí đã trở nên vô cùng phổ biến.
– Gây ra béo phì
Theo thống kê, 90% người bị béo phì là do ăn tối quá chất lượng, ăn quá nhiều, cộng với việc ít hoạt động, cơ thể tiêu thụ năng lượng rất thấp, dẫn đến năng lượng dư thừa cao, dưới tác dụng của quá trình tổng hợp insulin sẽ tạo ra một số lượng lớn chất béo, qua thời gian gây ra béo phì.
Không những thế, khảo sát cũng cho thấy có rất nhiều người không đánh giá cao tầm quan trọng của bữa sáng và bữa trưa, tất cả dồn vào bữa tối, từ đó làm tăng gánh nặng cho cơ thể, việc tích tụ chất béo dư thừa lại càng có nguy cơ tăng cao, cơ thể càng ngày càng béo lên.
– Dễ bị ung thư đại trực tràng
Bữa tối ăn no trong dài hạn sẽ kích thích bài tiết insulin, rất dễ gây ra gánh nặng cho các cơ quan chuyển hóa dinh dưỡng, sau đó gây ra bệnh tiểu đường.
Nếu ăn tối ăn quá nhiều, thực phẩm có nguồn gốc protein (thịt/cá…) không thể được tiêu hóa hoàn toàn, dưới tác động của vi khuẩn đường ruột sẽ tạo ra các chất độc hại, làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột.
2. Tác hại của việc ăn tối quá muộn
– Gây ung thư dạ dày
Mỗi ngày có 3 bữa ăn đúng giờ, đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ hoạt động ổn định theo giờ giấc đã định sẵn, tạo thành một hoạt động mang tính nguyên tắc rõ ràng. Bên cạnh đó, cứ khoảng 2-3 ngày, các tế bào biểu mô dạ dày sẽ nghỉ ngơi để tái tạo mới 1 lần vào ban đêm.
Nếu ăn tối quá muộn, dạ dày sẽ phải tiếp tục làm việc, không có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo các niêm mạc mới, không phục hồi được chức năng hoạt động, trong dài hạn sẽ gây ra nguy cơ ung thư.
– Gây ra các bệnh về cảm xúc
Cảm giác đói có thể gây khó chịu và làm cho bạn có thái độ cực kỳ thiếu kiên nhẫn. Nếu ăn tối quá muộn, sẽ dễ dẫn đến lượng đường trong máu thấp, làm tổn hại đến chức năng não khiến bạn không thể tập trung, dễ mắc sai lầm.
– Dễ dàng đột quỵ
Nghiên cứu cho thấy rằng, việc ăn tối càng muộn bao nhiêu thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao bấy nhiêu. Nếu bạn đảm bảo rằng thời gian ăn phải cách xa thời gian ngủ từ 60 đến 70 phút trở lên, thì khả năng đột quỵ có thể giảm tới 66%.
– Gây ra các bệnh về sỏi (sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật…)
Các thành phần quan trọng gây ra sỏi chính là canxi. Nguồn canxi chứa trong thức ăn ngoài việc được hấp thụ và sử dụng trong quá trình đi qua đường ruột ra thì phần còn lại được thải qua đường nước tiểu.
Nếu ăn quá muộn, nghĩa là khoảng cách thời gian giữa ăn bữa tối và thời gian ngủ sẽ rút ngắn lại, trong khi giờ cao điểm mà cơ thể hấp thụ canxi là trong vòng 4-5 giờ sau bữa ăn.
Điều này có nghĩa là, nếu ăn uống xong rồi đi ngủ ngay, khi cơ thể chưa tiêu hóa thức ăn, chưa bài tiết ra đường nước tiểu, nước tiểu đó sẽ bị giữ lại trong cơ thể quá lâu, lặp đi lặp lại, có thể dẫn đến sỏi thận, niệu quản, bàng quang và đường tiết niệu.
3. Tác hại của việc ăn tối quá nhanh, vội vã
– Làm tổn hại đến hệ tiêu hóa
Ăn quá nhanh sẽ làm cho phần lớn các thực phẩm vào bụng trong trạng thái thô, chưa được nhai kỹ, khiến cho hệ tiêu hóa phải tăng cường độ làm việc, nhu động ruột hoạt động nhiều làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về dạ dày.
– Giảm tính an toàn trong quá trình tiêu hóa thực phẩm
Enzyme trong nước bọt có thể loại bỏ một số chất độc hại, nhưng nếu nuốt quá nhanh, tác dụng này của nước bọt sẽ không thể phát huy chức năng bảo vệ của nó.
Theo thống kê, 40% ung thư có liên quan đến các vấn đề nitrit trong các hợp chất thực phẩm, tổng hợp hóa học, chất bảo quản và chất gây ung thư. Nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn những chất xấu này gây hại lên cơ thể.
– Gây ra táo bón
Bộ não sẽ xuất hiện những phản ứng trong quá trình chúng ta nhai thức ăn, từ đó chúng cũng hướng dẫn các cơ quan tiêu hóa chuẩn bị làm việc liên quan cho phù hợp. Ăn quá nhanh sẽ phá vỡ quá trình này, gây rối loạn tiêu hóa và trao đổi chất, từ đó gây ra táo bón.
– Gây béo phì, thừa mỡ
Ăn quá nhanh có thể làm cho lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể vượt quá khả năng làm việc của dạ dày khiến cơ thể dễ dàng trở nên béo phì. Bệnh nhân tăng đường huyết ăn quá nhanh và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của họ.
Nếu bạn ăn tối quá nhanh, vừa nhai vài ba cái đã nuốt, sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, không có lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm.