Bạn cho rằng đột quỵ là căn bệnh chỉ xảy ra với người già? Trong thực tế, những năm gần đây, đột quỵ đã dần dần mở rộng đối tượng tấn công tới cả những người trẻ tuổi và trung niên. Vì thế bạn đừng bỏ qua bài trắc nghiệm nhỏ dưới đây để biết liệu bản thân có nguy cơ đột quỵ cao hay thấp.
Bài kiểm tra này do hai chuyên gia gồm BS. Vương Ủng Quân, Giám đốc Bệnh viện Thiên Đàn, Bắc Kinh và BS. Lý Khả, Trưởng khoa Thần Kinh, bệnh viện số 6, Đại học Trung Sơn (TQ) hướng dẫn.
Hai động tác đơn giản để kiểm tra nguy cơ đột quỵ
Kẹp giấy trắng vào ngón tay
Lấy một mảnh giấy trắng, dùng ngón tay trỏ và ngón giữa để kẹp chặt một đầu tờ giấy. Dùng tay phải cầm đầu còn lại của tờ giấy và kéo ra. Nếu bạn không cần sử dụng nhiều lực mà vẫn có thể dễ dàng kéo tờ giấy chứng tỏ sức mạnh của bàn tay có vấn đề.
Nâng tờ giấy trắng
Bài kiểm tra trên chưa đủ để chứng tỏ bạn có nguy cơ đột quỵ cao, vì thế hãy tiếp tục với bài kiểm tra thứ hai.
Đưa hai cánh tay duỗi thẳng về phía trước, ngang bằng vai, song song với mặt đất, năm ngón tay khép lại, lòng bàn tay úp xuống.
Yêu cầu người khác đặt một mảnh giấy trắng lên tay. Nếu giấy trắng rơi xuống hoặc bạn phải dùng ngón tay để giữ tờ giấy lại trong vòng 10 giây, điều đó chứng tỏ sức mạnh ở cánh tay cũng có vấn đề.
Nếu bạn không thể thực hiện thành công cả hai hoạt động trên thì rất có thể bạn có nguy cơ đột quỵ không nhỏ. Vì thế, hãy chú ý thêm nếu cơ thể bạn có những biểu hiện dưới đây.
Dấu hiệu báo động nguy cơ bị đột quỵ
1. Mờ mắt
Các huyết khối ngăn chặn việc cung cấp máu cho các mạch máu trong dây thần kinh thị giác và vỏ não thị giác khiến cho mắt bị mờ hoặc đôi khi có thể bị “mù” trong vài giây. Thông thường bạn sẽ chỉ thấy mờ một bên mắt nhưng có lúc tầm nhìn của cả hai bên đều gặp vấn đề ví dụ như bạn không thể nhìn sang bên trái.
Điều này là do các chức năng của nhãn cầu và thần kinh thị giác hoạt động rất tốt nhưng thông tin được đưa vào bộ não để xử lý bị hư hỏng.
2. Khó nói
Khi máu cung cấp cho não không đủ, chức năng thần kinh lưỡi bị biến mất, khiến các cơ bị tê liệt và lưỡi lệch không đều, do đó phía bên trái trên lưỡi sẽ rơi vào tình trạng tê liệt.
Vì vậy, việc nói cũng gặp khó khăn, các triệu chứng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như nói không rõ ràng hay nói những điều khó hiểu.
3. Cánh tay ngứa ran
Khi bạn cầm một đồ vật và bất ngờ đánh rơi, điều này chưa chắc là do cơ thể bị mệt mỏi mà có thể là một dấu hiệu của đột quỵ.
Trong giải phẫu chức năng thần kinh của não, các khu vực chi phối chức năng của các chi trên đều rộng hơn so với các chi dưới. Vì vậy, nếu não có huyết khối, bàn tay sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn chân.
Một khi cánh tay bị tê ngứa ran không lý do và thậm chí không thể nhấc cánh tay lên thì bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức.
4. Chân yếu mỏi
Chân đột nhiên bị mất sức có thể là dấu hiệu của đột quỵ, điều này chứng tỏ có huyết khối bị mắc kẹt trong “vùng cơ” hoặc “vùng giác quan” của não.
Nếu chân đột nhiên yếu và bị tê, đau trong vòng 1 đến 2 ngày và đôi khi không thể cử động được thì bạn nên tới bệnh viện kiểm tra.
Phương pháp ngăn chặn đột quỵ tấn công
1. Ăn uống khoa học
Học cách ăn một cách “thông minh”, chẳng hạn tránh ăn các thực phẩm giàu cholesterol như gan, tim heo và cua.
Ăn nhiều khoai tây và chuối có chứa kali để ổn định tâm trạng và bảo vệ mạch máu não. Đậu, ngô, lúa mì, táo, cà chua, tảo bẹ, và nhiều loại rau xanh rất giàu magiê cũng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
2. Hạn chế uống rượu
Uống rượu nhiều sẽ tạo ra quá nhiều peroxit lipid, gây xơ vữa động mạch. Đó là lý do bạn nên hoàn toàn tránh xa rượu.
3. Không hút thuốc
Hút thuốc làm tăng độ nhớt máu và gây kết dính tiểu cầu từ đó dễ dàng gây ra huyết khối, tạo mảng xơ vữa động mạch não.
4. Tập thể dục điều độ
Tập thể dục từ 3 đến 5 lần mỗi tuần, mỗi lần tập luyện hơn nửa giờ. Bạn có thể đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp,… miễn là đừng ngồi yên.
Trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt, không thuận tiện để đi ra ngoài, bạn có thể làm một số bài tập nhỏ đơn giản ở nhà như yoga, chạy tại chỗ, chống đẩy,…
4. Tránh bị kích động cảm xúc
Cảm xúc bị kích thích đột ngột có thể thúc đẩy co thắt động mạch ngoại vi và tăng huyết áp đột ngột. Những bệnh nhân có thay đổi bệnh lý trong mạch máu não dễ bị vỡ mạch máu não và đột quỵ.
5. Kiểm soát “tam cao”
Người bị cao huyết áp, tiểu đường cao và mỡ máu cao phải chú ý duy trì một lối sống lành mạnh, không thường xuyên thức khuya hoặc để bản thân mệt mỏi, nên chú ý thường xuyên kiểm tra sức khỏe.