Viêm xoang mũi là bệnh gì.
Xoang là một hệ thống các khoang chứa khí nằm bên trong hộp xương sọ mặt. Có 4 cặp xoang gần như đối xứng nhau hai bên thành hốc mũi. Các xoang bên cạnh mũi có màng nhầy niêm mạc. Chúng tạo ra một chất tiết ứ nước gọi là chất nhầy giúp cho đường mũi giữ được độ ẩm và làm các hạt bụi, vi trùng mắc lại, không bay vào sâu bên trong.
Viêm xoang mũi xảy ra khi chất nhầy tăng lên làm các xoang bị viêm, lâu ngày sẽ làm tổn thương các lớp niêm mạc lót của xoang và dẫn đến viêm xoang mạn tính.
Nguyên nhân gây ra viêm xoang mũi.
Viêm xoang mũi có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, nhưng căn bệnh này luôn luôn là kết quả của việc chất lỏng bị mắc kẹt trong xoang. Chất nhầy này làm thúc đẩy sự phát triển của vi trùng. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình dẫn tới viêm xoang mũi.
– Virus: Ở người lớn, 90% trường hợp viêm xoang do virut gây ra.
– Vi khuẩn: Ở người lớn, 1 trong 10 trường hợp là do vi khuẩn.
– Chất gây ô nhiễm: Hoá chất hoặc chất kích thích trong không khí có thể làm tích tụ chất nhầy.
– Nấm: Xoang thường phản ứng với nấm trong không khí gây viêm xoang dị ứng nấm (AFS), hoặc xoang bị xâm nhập bởi nấm gây ra bệnh viêm xoang mạn tính
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mũi
– Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp;
– Polyp mũi – một khối u lành tính thường gặp trong hốc mũi hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang.
– Suy giảm khả năng miễn dịch: Cơ thể bị dị ứng với các chất như bụi, phấn hoa và lông động vật. Các vấn đề về cấu trúc trong mũi, ví dụ như một vách ngăn lệch. Vách ngăn là xương và sụn khớp chia đôi mũi thành hai lỗ mũi. Khi bị uốn cong sang một bên do chấn thương có thể dẫn đến nhiễm trùng và viêm nhiều lần.
Triệu chứng của viêm xoang mũi
Các triệu chứng tùy thuộc vào độ dài và mức độ nhiễm trùng của mỗi người. Nếu bệnh nhân có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây, có thể được chẩn đoán viêm xoang cấp tính:
– Đau ở mặt;
– Tắc và ngạt mũi;
– Chảy nước mũi;
– Thính giác yếu đi;
– Ho.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, các triệu chứng sau đây cũng có thể xuất hiện:
– Sốt;
– Hôi miệng hoặc hơi thở hôi;
– Mệt mỏi;
– Đau răng và đau đầu.
Nếu các triệu chứng này tiếp tục trong 12 tuần hoặc lâu hơn, bác sĩ có thể chẩn đoán viêm xoang mạn tính.
Viêm xoang mũi, điều trị thế nào.
Viêm xoang cấp và bán cấp:
Hầu hết các trường hợp cấp tính sẽ dễ dàng giải quyết. Xịt mũi bằng nước muối hoặc dùng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng. Trong những trường hợp sau, người bệnh sẽ phải gặp bác sĩ:
– Các triệu chứng vẫn tồn tại lâu hơn 7 đến 10 ngày;
– Sốt cao hơn 38,6 độ;
– Bị nhức đầu dữ dội không giải quyết được;
– Các rối loạn thị giác xuất hiện, hoặc sưng quanh mắt;
– Triệu chứng tiếp tục sau khi dùng kháng sinh do bác sĩ kê toa.
Nếu viêm xoang có nguyên nhân vi khuẩn, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh. Nếu các triệu chứng vẫn còn sau khi kết thúc quá trình điều trị, bệnh nhân cần gặp lại bác sĩ.
Viêm xoang mạn tính
Thuốc kháng sinh không thể giải quyết loại viêm xoang này vì nó không xuất phát từ tự nhiên. Nhiễm nấm có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm.
Xịt thuốc Corticosteroid có thể giúp trong các trường hợp tái phát, nhưng những thuốc này cần được kê theo toa.
Phẫu thuật
Các vấn đề về cấu trúc, chẳng hạn như một vách ngăn lệch, có thể cần phẫu thuật. Bác sĩ có thể khuyên phẫu thuật nếu có nhiều polyps hoặc khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Phẫu thuật nội soi chức năng (FESS) là phương pháp chính để điều trị, nhưng cũng có thể cần đến các phẫu thuật khác vì các bộ phận khác của mũi thường bị ảnh hưởng. Nếu một vách ngăn lệch gây ra nhiễm trùng tái phát, thì phương pháp septoplasty – quy trình phẫu thuật được thực hiện hoàn toàn thông qua lỗ mũi sẽ được sử dụng để làm thẳng phần xương và sụn này.
Điều trị vẫn có thể được yêu cầu sau phẫu thuật để ngăn ngừa sự trở lại của viêm xoang. Tuy nhiên, phẫu thuật luôn là phương án cuối cùng cho viêm xoang ở trẻ em và cần suy xét thận trọng trước khi tiến hành.
Phòng bệnh viêm xoang thế nào.
– Vệ sinh tay sạch sẽ và thường xuyên;
– Tránh hút thuốc lá;
– Theo dõi tiêm chủng thường xuyên;
– Tránh xa những người bị cảm lạnh và những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp;
– Sử dụng máy làm ẩm để làm ẩm không khí ở nhà và giữ cho sạch;
– Bảo trì các bộ phận điều hòa không khí để tránh nấm mốc và bụi;
– Nếu có thể, tránh xa các yếu tố gây dị ứng.