Mía giúp chữa được nhiều bệnh. |
Một số công dụng chữa bệnh của nước mía với sức khỏe
Dưỡng âm, nhuận phế: dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100ml và nước củ cải 100ml. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm mà uống.
Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: nước mía 150ml, nước gừng 5 – 10 giọt. Uống từng ngụm một.
Nứt kẽ môi miệng: lấy nước mía bôi ngoài uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính, trộn ít mật ong bôi vào.
Người gầy (hốc hác) da tóc khô: rau má xay 200ml, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 50ml. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa người gầy: lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ hiệu quả.
Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.
Chữa ho gà: mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.
Phòng hậu sởi: sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi. Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.
Giải say rượu: uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.
Ngộ độc cá nóc: nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Uống để sơ cứu ngay rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Làm tiêu đờm, trị ho nhiệt, khô miệng: Lấy 50 g nước mía hòa vào một lượng nước vừa đủ để nấu từ 60-100 g gạo tẻ thành cháo, sau đó dùng uống có lợi cho tim phổi và chữa được bệnh trên.
Chữa viêm họng mãn tính: Dùng một lượng nước mía vừa đủ cho mã thầy đã thái nhỏ, một ít rễ cỏ tranh, thêm nước sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày. Uống liên tục 10-15 ngày sẽ hiệu quả.
Chữa băng huyết khi sinh: Lấy 45 cm ngọn mía, rửa sạch, thái nhỏ cùng cho vào 60 g táo đen, đổ thêm nước, đun nóng lấy nước uống thay trà trong ngày. Ngoài tác dụng chữa băng huyết khi sinh, còn trị được chứng khô miệng.
Chữa đi ngoài phân khô: Dùng một cốc nước mía vỏ xanh hòa lẫn vào 1 cốc mật ong, ngày uống hai lần vào lúc sáng (bụng đói) và tối. Vài ngày sẽ hiệu nghiệm.
Chữa tiểu dắt: Róc mía nhai nuốt nước hoặc ép lấy nước uống, ngày 3 lần mỗi lần uống 1-2 cốc nước mía (lưu ý không pha lẫn thứ gì hay bỏ nước đá vào).
Chữa chứng nôn mửa liên tục: Khi thấy xuất hiện tình trạng sáng ăn chiều nôn hay chiều ăn sáng nôn, nhưng không phải là tắc ruột hay hẹp môn vị hoặc một số cấp cứu ngoại khoa khác thì hãy dùng phương này. Lấy 3,5 kg nước mía và một lít nước gừng tươi, hai vị này hòa lẫn nhau rồi chia 3 phần bằng nhau uống mỗi lần 1 phần.
Trẻ nhỏ – khi nào bé sẵn sàng uống nước mía
Mẹ có thể bắt đầu cho bé uống nước mía khi bé được 7 – 8 tháng tuổi. Vì lượng đường trong mía là đường tự nhiên nên nó tuyệt đối sẽ không gây hại cho sức khỏe của bé. 30 – 50 ml là lượng nước mía mẹ có thể cho bé uống mỗi ngày vừa để giải khát lại vừa cung cấp vitamin cho cơ thể.
Lưu ý
Do mía có tính hàn nên những người đau bụng hay tỳ vị hư hàn không nên dùng. Không nên ăn mía nhai cả vỏ hoặc không rửa vì ở vỏ mía bám rất nhiều trứng giun và vi khuẩn. Trong một thí nghiệm, người ta lấy 2 đoạn mía dài chừng 100 cm ở hai cây mía khác nhau đem rửa cọ và lấy cặn lắng ở nước rửa mía này soi trên kính phát hiện thấy 1.400 trứng giun, trong đó chiếm 75% số trứng giun có khả năng gây nhiễm bệnh.
Ăn mía đều đặn cả năm không phải tới bác sĩ
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Ăn mía đều đặn cả năm không phải tới bác sĩ – bạn đã biết điều này để tận dụng chưa? |