Đau bụng giữa
Bộ phận kết nối gan với ruột non là túi mật và nó nằm ở vùng này. Vì vậy khi bạn cảm thấy đau ở vùng phía trên vùng bụng giữa thì rất có thể là bạn đã bị sỏi mật. Những cơn đau ở vùng này có thể chuyển dần qua bên phía phải dưới xương sườn, đau hơn sau khi ăn. Nguyên nhân của bệnh là do chế độ ăn quá nhiều chất béo gây nên sự kết tinh giữa cholesteron và dịch mật trong túi mật. Nếu những cơn đau liên tục kéo dài bạn nên đi khám bác sỹ để được tư vấn và điều trị, thêm vào đó cần tăng cường uống nhiều nước, giảm các thực phẩm có chứa nhiều cholesteron.
Đau bụng dưới bên trái
Đau bụng dưới bên trái có thể do các cơ quan bên trong bị tổn thương như ruột già co thắt quá mạnh (bị rối loạn tiêu hóa), đường tiểu bị đau, đặc biệt ở nữ giới thì đó còn có thể là tình trạng buồng trứng, tử cung bị đau hoặc buồng trứng bị xoắn. cơn đau cũng có thể đau ở thành bụng. Trong một số trường hợp, cơn đau bắt nguồn từ bụng hoặc khung xương chậu, thậm chí cả từ lưng.
Đau thượng vị (dưới xương ức)
Đau vùng thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp ở một số bệnh thông thường trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân của đau thượng vị rất đa dạng và khó xác định.
Điển hình trong đau thượng vị là đau dạ dày. Cơn đau dạ dày thường quằn quại, đau nhói, bụng trướng, đôi khi làm cho người bệnh khô miệng, vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn…
Một số trường hợp điển hình như giun chui ống mật cũng gây đau vùng thượng vị, trong đó, cơn đau thường rất dữ dội. Ngoài ra, đau vùng thượng vị cũng có thể gặp trong các bệnh về tụy, đại tràng, gan hoặc mật.
Đau thượng vị có khi là cấp tính, có khi là âm ỉ kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày hoặc thậm chí kéo dài nhiều tuần tuỳ theo từng nguyên nhân gây nên bệnh.
Đau phía trên vùng giữa rồi chuyển về dưới xương sườn
Nếu bạn cảm thấy đau ở vùng phía trên rốn thì rất có thể bạn đã bị sỏi mật. Vì bộ phận kết nối gan với ruột non là túi mật nằm ở khu vực này. Mật bên trong túi mật là loại chất lỏng giúp tiêu hóa chất béo. Sỏi mật hình thành do sự kết tinh giữa cholesterol và mật. Nguyên nhân gây nên sỏi mật là do chế độ ăn của bạn quá giàu chất béo hoặc do túi mật hoạt động không bình thường. Phụ nữ thường dễ mắc bệnh sỏi mật hơn nam giới.
Những cơn đau này sau đó có thể chuyển dần về bên phải, phía dưới xương sườn. Các cơn đau này sẽ dồn dập hơn sau khi ăn.