1. Bạn đang bị dị ứng với kem dưỡng thể
Diana Ramos, chuyên gia y tế và người đồng sáng lập trung tâm sức khỏe The National Preconception Health and Health Care Initiative cho biết rất nhiều loại dưỡng thể hứa hẹn sẽ cho bạn một làn da mịn màng, căng bóng, khoẻ mạnh nhưng trái lại nó cũng có thể dẫn đến những vết mẩn đỏ, nứt và gây đau đớn.
Những chất hoá học trong các loại mỹ phẩm có thể gây phản ứng kích thích da, kể cả ngực như gây sưng, đau.
Những tác nhân gây dị ứng khác bao gồm các sản phẩm tóc (vì chúng có thể chảy xuống ngực khi dội bằng nước từ vòi hoa sen), mỹ phẩm và kem chống nắng. “Nếu gần đây bạn đổi sang dùng một loại dưỡng thể mới và thấy đau ngực thì chúng có thể liên quan đến nhau. Hãy thử ngưng sử dụng để xem cơn đau có hết không.” – Diana Ramos chia sẻ.
2. Bạn đang mang thai
Ngực sưng, nhạy cảm và đau có thể là những dấu hiệu đầu của việc mang thai. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ngực của bạn phát triển nhanh hơn cả em bé. Khi nồng độ estrogen tăng lên, chúng làm tăng kích thước ống dẫn sữa, do đó có thể làm tăng các cơn đau ngực và khiến chúng nhạy cảm hơn.
3. Áo ngực của bạn có vấn đề
64% chúng ta đang mặc sai cỡ áo ngực, theo như một khảo sát với hơn 10.000 phụ nữ của tạp chí Women’s Wear Daily. Và tất nhiên việc mặc áo ngực sai kích cỡ sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Các loại áo lót không vừa, vải dễ sờn và gọng đâm ra ngoài đều là nguyên nhân phổ biến gây đau ngực. Thay vì chịu đựng cơn “ác mộng” kinh hoàng này trong khoảng 12 tiếng một ngày, bạn nên đầu tư một chiếc áo lót vừa vặn, thoải mái.
4. Bạn tập gym quá sức
Các bài tập có thể như một loại thuốc chữa bách bệnh nhưng chỉ khi bạn tập đúng. Tập quá nhiều bài tập chống đẩy hoặc đơn giản chỉ là chạy bộ mà không có áo lót phù hợp có thể gây cho bạn cơn đau ngực dữ dội.
Bác sĩ Diana nói: “Cơ nằm ngay dưới mô vú nên khó có thể phân biệt được cơn đau cơ ngực hay đau ngực.” Nếu chỉ là cơn đau cơ, thì nó sẽ biến mất sau vài ngày nghỉ ngơi.
5. Bạn đang bị nhiễm trùng
Ống dẫn sữa bị tắc, lông mọc ngược, các tuyến mồ hôi bị tắc, và bệnh do vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cục bộ ở ngực. Nhiễm trùng thì thường đặc trưng với các dấu hiệu mẩn đỏ, sưng, đau và cũng có thể làm cho núm vú bị rò rỉ mủ, máu, hoặc đầu ngực tiết dịch màu xanh lá, đỏ hoặc nâu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị sốt và mệt mỏi. Nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm trùng, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để giúp xác định nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.
6. Do thuốc tránh thai
“Bất kỳ loại thuốc nào thay đổi hormone đều có khả năng gây ra đau ngực như một tác dụng phụ,” Bác sĩ Ramos nói.
“Thủ phạm” phổ biến nhất là thuốc tránh thai khi tăng nồng độ estrogen, các liệu pháp sinh sản, liệu pháp thay thế hormone và thuốc tuyến giáp cũng có thể gây nhạy cảm, sưng và đau ngực. Thông thường, tác dụng phụ này giảm dần theo thời gian nhưng nếu bạn không muốn chịu đau hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra loại thuốc thay thế.
7. Các vấn đề của phụ nữ
Tuổi dậy thì, kinh nguyệt và mãn kinh – về cơ bản tất cả các giai đoạn trừ thời ấu thơ của một người phụ nữ đều ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hormone, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng ta hay bị đau ngực.
“Loại đau ngực phổ biến nhất là khi đến kì kinh và chúng là bình thường”, Tiến sĩ Ramos giải thích. Cũng lưu ý rằng các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các khó chịu trong thời kỳ trước kinh nguyệt và mãn kinh như estrogen và progesterone kem hoặc thuốc viên cũng có thể gây đau ngực.
8. Bạn đã có chấn thương ngực
Hiếm phụ nữ nào chưa từng trải qua chấn thương ở vùng ngực. Cho dù đó là bị đập bởi bóng, bị thắt bởi đai an toàn trong một tai nạn xe hơi, hoặc một cuộc phẫu thuật ngực, tất cả các loại chấn thương này đều có thể làm đau ngực.
May mắn rằng các loại đau đớn từ chấn thương này sẽ biến mất nhanh chóng nhưng nếu không, bạn sẽ cần gặp bác sĩ của bạn để loại trừ các vấn đề cơ bản như dính mô sẹo hoặc xương sườn bị nứt.