2018-05-02 09:18:18
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-va-dep":"khoe va dep","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzA1LzAyLzItMDkxMy5qcGc.webp

Đột quỵ ngày càng trẻ hoá, nguyên nhân do đâu?

Căn bệnh gây ra vấn đề tử vong đột ngột không chỉ có ở người lớn tuổi mà giờ đây căn bệnh này còn ám ảnh cả những người ở độ tuổi rất trẻ. Vì vậy nếu bạn có những dấu hiệu thường thấy ở căn bệnh đột quỵ, đừng chần chừ mà hãy đi khám ngay nhé.
1

 

Bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hoá

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh lý về tim mạch và ung thư, nhưng đứng hàng đầu về tỷ lệ tàn tật ở người trưởng thành. Vì vậy, đột quỵ não không chỉ là vấn đề y tế mà còn là vấn đề kinh tế, gánh nặng cho toàn xã hội, cho chính bệnh nhân và gia đình người bệnh.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Đột quỵ thường xảy ra “bất ngờ” và để lại hậu quả vô cùng nặng nề khi có tới 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng sau cơn đột quỵ như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, biến chứng tâm lý, tâm thần…

Trong 3 năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ đang có chiều hướng gia tăng từ 1,7% – 2,5%. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 4 lần nữ giới. Nghiêm trọng hơn, độ tuổi bị tai biến mạch máu não đang dần trẻ hóa, từ 40 – 45 tuổi so với trước đây là 50 – 60 tuổi.

Các chuyên gia về tim mạch và thần kinh đều cho rằng bệnh lý đột quỵ là cái chết đột ngột, thậm chí người bệnh không hề biết cái chết có thể đến trong vài phút. GS Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam cho biết có những giáo sư y khoa cũng tử vong vì đột quỵ mà trước đó họ hoàn toàn khoẻ bình thường.


2

 

Nguyên nhân vì đâu?

PGS.TS. Kiều Đình Hùng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, trong tai biến mạch máu não có 2 trạng thái chính: chảy máu não (có nhiều nguyên nhân như cao huyết áp, vỡ phình mạch não, vỡ dị dạng mạch máu não).

Người trẻ phần lớn là vỡ dị dạng mạch máu não, người trung niên hay bị phình mạch máu não, người cao tuổi thường bị vỡ phình mạch não, người lớn tuổi hơn thì hay do tăng huyết áp; nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não, mạch não bị tắc, tắc do bệnh lý xơ vữa động mạch hoặc hẹp lòng động mạch, hoặc do tổn thương mạch do tiểu đường. Bệnh về tiểu đường tổn thương thành mạch và các bệnh tim mạch.

PGS Hùng nhấn mạnh, hệ quả đáng tiếc nhất (vỡ phình mạch) nếu mổ không kịp thời, điều trị không kịp thời (lượng máu chảy quá nhanh, nhiều) thì sẽ tử vong hoặc nếu máu chảy vừa phải vào vùng chức năng khác như vận động sẽ gây liệt nửa người, vùng tiếng nói sẽ bị thất điều (không nói, rối loạn ngôn ngữ) vùng trí tuệ…

Nhồi máu não ở động mạch lớn như động mạch cảnh trong, động mạch não giữa thì gây ra tử vong, nếu qua khỏi thì di chứng lớn thường là liệt nửa người. Tùy theo vùng thì sẽ có tổn thương đi kèm.

Nguyên nhân gây đột quỵ, về sọ não các nguy cơ mắc phải ở người trẻ là dị dạng mạch não (sinh ra đã có) khoảng 5% dân số. Tuy nhiên vỡ lúc nào thì không thể biết trước được. Ở người già có thể không vỡ, trẻ em cũng có thể vỡ.

Nguyên nhân thứ hai là u máu thể hang, phình động mạch não. Phình mạch não thường gặp ở người trung niên và có yếu tố bẩm sinh nhưng có một yếu tố liên quan chặt chẽ là bị các bệnh chuyển hóa (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường) chỗ phình ra sẽ bị vỡ.

Một nguyên nhân nữa được PGS Hùng nhắc đến đó là nguyên nhân do các bệnh rối loạn chuyển hóa nhất là bệnh tiểu đường (rất âm thầm) bệnh tiểu đường gặm nhấm thành mạch rất nhiều. Những nước phát triển như Nhật Bản kiểm soát bệnh chuyển hóa rất tốt nhưng ở Việt Nam thì tỷ lệ rất cao, các bệnh tiểu đường, mỡ máu tăng nhanh.

Để phòng đột quỵ não, PGS. Hùng cho biết nên có chế độ sinh hoạt phù hợp, tập thể dục giúp hệ thống chuyển hoá hoạt động tốt, chế độ ăn uống phù hợp, không nên ăn quá nhiều thịt, trứng, nội tạng động vật gây cholesterol, không ăn quá nhiều tinh bột dễ gây tiểu đường… kiểm soát tốt mới phòng được bệnh.

Phòng tai biến, tim mạch, não… cần khám bệnh định kỳ, siêu âm tim, chụp mạch não…

Bài viết mới nhất

Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc 2024: Cơ hội để các bạn sinh viên tìm hiểu thêm về văn hoá xứ kim chi

Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc 2024” (K-Food Festival 2024) vừa được tổ chức tại Trường ĐHQT Hồng Bàng, TP.HCM.  Hoạt động hấp dẫn...

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...