Vai trò của kali
Giống như canxi hoặc magiê, kali là một chất điện giải giúp cho chức năng cơ thể – nó cũng là một trong những chất dinh dưỡng mà ngay cả các chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể không nhận được đủ. Kali làm giảm huyết áp và giúp cho chức năng tiêu hóa và cơ, do đó, giữ chỉ số kali ổn định và biết khi nào cần xét nghiệm kali có thể giúp bạn không phải vào viện.
Chế độ ăn uống kém
Nếu chế độ ăn uống hàng ngày không cân đối. Một người không ăn trái cây và rau quả, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt, họ có nguy cơ bị giảm lượng kali.
Cảm thấy yếu cơ
Khi bị thiếu kali, bạn sẽ cảm thấy điều này trong cơ bắp vì kali là chất điện giải cần thiết cho việc xây dựng cơ bắp và co cơ. Kali là chất điện giải cần thiết cho cơ bắp, và Một trong những triệu chứng đầu tiên mà mọi người cảm thấy là co cơ.
Cơ bị chuột rút
Vì cơ cần mức kali bình thường, nếu chất này giảm xuống dưới một mức nhất định, bạn có thể bị chuột rút. Mọi người thường bị chuột rút khi kali giảm quá thấp.
Dùng thuốc lợi tiểu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lý do phổ biến nhất gây thiếu kali sử dụng các thuốc lợi tiểu kê đơn. Thuốc khiến kali bị đào thải quá nhiều qua nước tiểu. Chỉ một số ít trường hợp giảm kali do không nhận đủ kali trong chế độ ăn.
Nhịp tim bất thường
Mức kali thấp nghiêm trọng có thể gây rối loạn nhịp tim, và thậm chí gây ra loạn nhịp tim nếu kali giảm nghiêm trọng. Mất cân bằng điện giải kali thậm chí có thể gây tử vong, đó là lý do tại sao nó rất quan trọng.
Mất nước
Mất cân bằng điện giải như giảm kali thường chỉ xảy ra kèm theo mất nước, rối loạn ăn uống, hoặc vận động viên, nhưng điều này có thể được khắc phục. Nước dừa là một cách bù nước tuyệt vời cho các môn thể thao nặng, nhưng nước cũng được chứng minh tốt gần như ngang ngửa.
Da khô hoặc mụn trứng cá
Thiếu kali có thể biểu hiện với các triệu chứng dễ phát hiện như da khô, mụn trứng cá hoặc vấn đề về tiêu hóa. Tất nhiên, những triệu chứng này có thể chỉ ra nhiều tình trạng khác nhau, vì vậy điều quan trọng là cần xét nghiệm nếu bạn nghi ngờ bị thiếu kali.