Khăn tắm là vật dụng chúng ta sử dụng để lau sạch cơ thể hàng ngày. Nhưng bạn có biết nếu lười giặt khăn tắm, bạn sẽ rước cả núi vi khuẩn vào người. Một cuộc khảo sát trong khu vực của hơn 400 người dân do Hiệp hội dệt may quốc gia Trung Quốc tổ chức cho thấy hầu hết các loại khăn chứa vi khuẩn độc hại như Staphylococcus aureus, Candida albicans, Escherichia coli, và chúng tăng theo thời gian sử dụng.
Tiếp xúc với một chiếc khăn như vậy chỉ khiến da sạch đối với mắt thường thôi, còn bản chất da đã bị ô nhiễm, các lỗ chân lông bị bít tắc.
Khăn bông được sử dụng thường là loại vải nhiều lớp để có thể nhanh chóng hấp thụ độ ẩm, loại bỏ vết bẩn và bụi, nhưng đồng thời cũng tạo môi trường lý tưởng cho việc sinh sôi của vi khuẩn. Vì môi trường trong khăn tắm đáp ứng tất cả các “sở thích” của chúng: ẩm và ấm áp.
Không những vậy, trong khi sử dụng, lớp dầu trên da, các tạp chất trong nước, bụi trong không khí,… gây ra sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn và ve.
Nói cách khác, khăn tắm duy trì độ ẩm trong một khoảng thời gian nhất định sau khi được dùng để lau khô cơ thể, có khả năng trở thành nơi sinh sôi lý tưởng cho những vi khuẩn nguy hiểm. Và nguy cơ thực sự nằm ở chỗ khi ai đó sử dụng khăn tắm trong khi da bị vết thương hở, bị trầy xước hoặc có làn da rất khô thì tỉ lệ vi khuẩn thâm nhập vào bên trong của bạn là vô cùng lớn. Khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi sẽ dẫn đến nhiễm trùng da mặt, viêm kết mạc và viêm tai giữa.
Hãy sử dụng khăn tắm đúng cách theo 4 lưu ý dưới đây:
1. Khăn mới không nên dùng ngay mà nên giặt sạch trước.
2. Khăn tắm đã qua sử dụng phải được giặt sau khoảng 4 lần dùng và phơi khô tại môi trường sạch.
3. Thời gian sử dụng của khăn thường là 3 tháng. Nếu nó bị mốc hoặc cứng lại, nên thay mới ngay lập tức.
4. Không dùng chung khăn với người khác.
Đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em là các đối tượng cần phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Vì vậy khăn sử dụng cho họ cần được giặt và khử trùng:
– Cách 1: bỏ khăn tắm vào lò vi sóng, đun nóng từ 3-5 phút, điều này có thể loại bỏ đến 98% vi khuẩn.
– Cách 2: đun sôi hoặc hấp trong nồi áp suất trong 10-15 phút.
Lưu ý: tuy có thể diệt vi khuẩn hiệu quả nhưng cách này có thể ảnh hưởng đến độ bền của khăn.
Nếu có dầu mỡ trên khăn, bạn có thể ngâm nó trong nước muối cô đặc và giặt sạch bằng nước.