Xăm hình tạo sẹo là thú mà nhiều các bạn trẻ yêu thích. |
Mất tiền, rước bệnh Tại Viện Da liễu trung ương T., sinh viên năm thứ nhất ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, cố giấu cánh tay đang mẩn đỏ, sưng tấy vì xăm. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận T. bị viêm da, phải dùng thuốc điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Thành (nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Trung ương) cho biết, viêm da, phát ban mẩn đỏ, dị ứng là một trong những phản ứng khá phổ biến của cơ thể với mực xăm. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng, thậm chí nhiễm các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B vì xăm mình.
“Việc sử dụng hóa chất để xăm mình đều có thể dẫn đến những nguy cơ gây hại cho da và những bộ phận cơ thể tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt các loại hóa chất chưa rõ nguồn gốc”, bác sĩ Thành khuyến cáo.
Theo bác sĩ Thành, bên cạnh những nguy cơ lây nhiễm bệnh từ việc dùng chung kim xăm, một số phương pháp xăm hình độc như xăm hình bằng tia UV (dùng hóa chất bôi lên cơ thể một hình xăm, rồi phơi cơ thể ngoài nắng để tạo thành hình xăm); xăm phát quang, xăm sữa… còn khiến người xăm mình dễ mắc bệnh.
Như xăm tia UV, rất dễ dẫn đến ung thư da, xăm sữa nếu chủ thể cho sữa có bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B… cũng sẽ truyền cho người xăm. Bên cạnh đó, xóa xăm rất tốn kém thời gian, tiền bạc, nhiều trường hợp còn không xóa được hình xăm.
Ví dụ như phương pháp ghép da chỉ có thể áp dụng cho những hình xăm bé hơn lòng bàn tay; phương pháp chiếu tia laser không hiệu quả với các hình xăm quá lâu hay được xăm màu vàng, màu đỏ ăn quá sâu vào da. Nếu cố xóa, sẽ để lại sẹo lớn.
Chịu hành xác vì muốn độc, lạ Là một tín đồ của hình thức xăm thuốc lá, Nguyễn Văn Hùng (trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã vài lần phải uống kháng sinh hàng tháng trời khi hình xăm nhiễm trùng.
“Xăm hình bằng thuốc lá rất đơn giản, cứ lấy một điếu thuốc lá, đốt cháy, sau đó dí vào nơi cần xăm và dùng miệng rít thuốc, tay ấn đều cho điếu thuốc cháy đốt sâu vào trong thịt cho đến khi cảm thấy ưng ý thì thôi.
Xăm được khoảng một tuần, khi các vết thương bắt đầu lên da non thì phải ăn thật nhiều rau muống để vết thương hình thành sẹo lồi. Đau đớn lắm, nhưng có hình xăm ưng ý cũng thú vị”, Hùng nói.
Thú xăm hình tạo sẹo tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nhìn cách xăm hình bằng thuốc lá đã sợ, xem xăm lột da còn kinh dị và dữ dằn gấp nhiều lần.
Muốn tạo hình xăm theo cách này, người xăm phải chấp nhận đau đớn thể xác khi để người khác lột những mảng da trên chính cơ thể mình.
Sau bước hành xác này, phần dưới da bị lột sẽ được bôi một loại hóa chất đặc biệt để tạo hình hoặc để vết thương nổi những hình thù, hoa văn theo ý mình.
Thứ hóa chất được bôi lên da thị để tạo hình xăm là hóa chất gì đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
“Xăm kiểu này nguy cơ nhiễm trùng cao, giá cũng rất đắt nhưng được cái độc và lạ, ở Việt Nam không mấy người có được”, Hải “sẹo”, một dân chơi nổi tiếng khu vực Long Biên khoe.
Ngoài ra, còn có một số trào lưu xăm hình “độc” và “lạ” đang khá thịnh trong giới trẻ hiện nay như xăm hình phát quang, xăm tròng mắt…
Xăm hình phát quang phải sử dụng mực UV bơm vào dưới da, khi đi trong bóng tối, những vết mực UV này sẽ phát quang làm cho hình xăm tự phát sáng rất lạ mắt.
Còn xăm tròng mắt được thực hiện bằng cách bơm một lượng nhỏ thuốc nhuộm vào lớp màng ở phần cầu mắt để làm đổi màu sắc của giác mạc hoặc tạo những đôi mắt có sắc thái theo ý muốn của mình.
Nguy hại chết người từ vòng bạc tránh gió mẹ hay đeo cho bé
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Bên cạnh những lợi ích thì chiếc vòng bạc mẹ hay đeo cho trẻ để tránh gió tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho con. |