Cà rốt là một trong số rất nhiều loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhờ chứa nhiều vitamin, chất đạm….. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng việc ăn quá nhiều thức ăn này trong một tuần hoặc ăn liên tục sẽ dẫn tới những tác hại vô cùng xấu đối với cơ thể mà chúng không lường trước được.
Lợi ích nổi bật của cà rốt
- Phòng ngừa ung thư: Nước ép cà rốt có tác dụng như một tác nhân chống ung thư nhờ sự có mặt của các carotenoid. Uống nước ép cà rốt thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và bàng quang. Đặc biệt, với những người hút thuốc lá, nên rèn luyện thói quen ăn cà rốt mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ bị ung thư so với những người nghiện thuốc không ăn hoặc ăn quá ít.
- Làm đẹp da: Uống một cốc nước ép cà rốt mỗi ngày để có một làn da mềm mại và rạng rỡ. Hàm lượng kali trong cà rốt giúp hạn chế tình trạng da khô sần, khiến da trở nên mềm mại, giảm các vết thâm nám và sẹo. Do vậy, làn da của bạn sẽ trở nên hồng hào và sáng hơn trước.
- Giảm cân: Cà rốt có tác dụng chống táo bón, do vậy nó sẽ giúp loại bỏ các chất độc, giúp thanh lọc cơ thể và ngăn chặn béo phì. Ngoài ra, cà rốt cũng chứa nhiều chất xơ, phốt pho, vitamin B… giúp đốt cháy năng lượng và tiêu hao lượng mỡ thừa có trong máu.
- Tốt cho tim: Nước ép cà rốt là nguồn vitamin A rất phong phú, do vậy, uống nước ép cà rốt sẽ giúp bạn cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, thức uống này còn chứa kali làm giảm cholesterol trong máu một cách hiệu quả.
- Giúp trẻ lâu: Trong cà rốt có chứa chất Beta-carotenoid. Loại chất này sẽ được chuyển thành vitamin A và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện lượng collagen ở da – một thành phần quan trọng duy trì độ đàn hồi cho da và hạn chế các dấu hiệu của tuổi già, như nếp nhăn và da chảy xệ.
Tác hại của cà rốt
- Ngộ độc cà rốt: Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine trong máu, mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), mệt mỏi…
- Ăn nhiều cà rốt gây táo bón: Mặc dù cà rốt có tác dụng giảm cân nhờ có nhiều chất xơ, tuy nhiên một lượng lớn chất xơ không hòa tan cũng có thể dẫn đến táo bón nếu bạn không uống đủ nước để di chuyển chúng qua đường ruột của bạn.
- Ức chế sự rụng trứng: Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ ăn nhiều cà rốt có thể bị ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng do tác dụng của quá nhiều carotenoid.
Nên ăn cà rốt như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
- Để lấy được nguồn dinh dưỡng tối đa từ cà rốt thì chỉ nên dùng loại tươi nhất và đã qua đun nấu, tốt nhất là luộc sơ và nên chế biến cùng với một ít dầu, mỡ để việc hấp thu vitamin A từ thực phẩm được tốt hơn.
- Nên nấu chín hay xay ép cà rốt để thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Trước khi ăn nên rửa sạch, gọt vỏ và cắt bỏ hai đầu để tránh ngộ độc hoá chất từ thuốc diệt côn trùng còn sót lại trên cà rốt.
- Cắt bỏ cành, lá càng sớm càng tốt vì chúng sẽ rút đi vitamin, muối khoáng và nước từ phần củ.