Măng cụt là loại quả như thế nào?
Quả măng cụt được bao ngoài một lớp bỏ màu đỏ tím, bên trong là phần thịt trắng có thể ăn được. Chúng thơm ngon, ngọt và chứa nhiều nước. Măng cụt được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Loại quả này có thể ăn thô hoặc ép lấy nước. Măng cụt trong y học cổ truyền thường sử dụng để điều trị nhiễm trùng da, vết thương, kiết lỵ hay các bệnh nhẹ khác.
Lợi ích của măng cụt là gì?
Măng cụt không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn phù hợp với chế độ ăn uống trong thời kì mang thai. Chúng chứa folate giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Hàm lượng mangan cao trong măng cụt cần thiết cho việc hình thành sụn của thai nhi cũng như phát triển khung xương. Loại quả này còn chứa vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ và bé. Ngoài ra, chúng còn chưa xanthones có khả năng chống ung thư gan, dạ dày, phổi, ruột và ung thư vú. Bên cạnh đó, măng cụt còn giúp hạn chế bệnh tiểu đường, chứa lượng lớn chất xơ khắc phục chứng táo bón, điều hòa cholesterol và có đặc tính kháng sinh.
Ăn măng cụt có gây tác dụng phụ ?
Nhìn chung, măng cụt đã được phát hiện có thể gây nhiễm axit lactic trong quá trình tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên đây là trường hợp hiếm gặp. Ngoài ra, vỏ măng cụt có thể gây dị ứng nhẹ và ảnh hưởng đến các loại thuốc cho bà bầu trong thời kì mang thai.
Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa một thực phẩm vào chế độ ăn trong thời kì mang thai của bạn. Bạn cũng có thể kiểm tra để chắc chắc măng cụt phù hợp với thể trạng cơ thể.