Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát. Những năm gần đây do tiến bộ trong y khoa bệnh đã được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn cũng quyết định kết quả điều trị và giúp bệnh không bị tái phát.
Gánh nặng của niêm mạc dạ dày: Bắt đầu từ một đợt đau cấp tính, có thể do nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là các yếu tố quan trọng làm việc tăng lực tấn công lên hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, niêm mạc dạ dày có thể bị trợt, sung huyết thậm chí xuất hiện ổ loét. Tùy vị trí viêm hoặc loét khác nhau mà có các tên gọi viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tá tràng…
Hạt bưởi
Nguyên liệu:
100g hạt bưởi tươi (để cả vỏ cứng)
200ml nước sôi.
Cách làm:
Hạt bưởi tươi rửa sạch cho vào cốc thủy tinh to, đổ 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như bột sắn. Chắt lấy nước, bỏ hạt.
Uống nước bưởi đã chắt được sau bữa ăn 2 tiếng. Mỗi ngày uống một lần. Uống liên tục hằng ngày khi hết đau thì thôi.
Hạt đậu rồng
Lựa những hạt đậu già đem sao vàng mỗi ngày nhai khoảng 10-12 hột lúc sáng sớm trước khi ăn. Hoặc bạn có thể xay nhuyễn hạt thành bột và mỗi lần ăn 1 muỗng cafe bột. Chú ý là nên nhai 20 lần rồi nuốt từ từ nhé.
Nếu bệnh nhẹ thì bạn có thể nhanh chóng hết bệnh chỉ sau 15 ngày sử dụng. Bệnh nặng hơn thì phải kiên trì chờ thêm thời gian bạn nhé.
Hạt cây thì là
Hạt cây thì là có chức năng làm giảm đau bụng, khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Đun một ít hạt cây thì là trong nước và thêm một chút nước chanh. Uống trước bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa đau dạ dày.
Quy tắc ăn uống cho người bị đau dạ dày
Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
Đúng giờ, đủ lượng: Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Hạn chế đồ sống, lạnh: Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
Cuối cùng là chú ý giữ ấm vùng bụng: Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.