Ngồi nhiều đang trở thành một căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đây chính là một thói quen đang âm thầm tàn phá sức khỏe của bạn theo thời gian. Trên thực tế, việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ gây ra một số tác hại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu 4 tác hại phổ biến của thói quen ngồi một chỗ quá lâu để sửa đổi ngay từ bây giờ bạn nhé!
Tăng cao nguy cơ loãng xương sớm
Khi bạn ngồi một chỗ trong thời gian dài, quá trình tuần hoàn của bạn cũng sẽ làm việc kém hơn. Lúc này, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như sưng tấy, xương yếu, giãn tĩnh mạch, xuất hiện cục máu đông ở chân… lâu dần gây ra chứng loãng xương sớm.
Đau mỏi cơ bắp
Nếu chúng ta thường xuyên ngồi lì một chỗ mà không đứng lên vận động đi lại thì cơ bắp sẽ nhanh bị nhức mỏi, đau yếu. Bên cạnh đó, thói quen ngồi quá lâu còn gây ra chứng thoái hóa các cơ ở bụng, mông, bắp chân, hông và nhiều chỗ khác trên cơ thể.
Tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Dân văn phòng chính là những người có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm vô cùng cao. Do đặc thù công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ nên tình trạng đau vai, mỏi cổ, đau thần kinh gáy, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… cũng sẽ xảy ra. Ngoài ra, nếu ngồi quá lâu trong một thời gian dài thì còn gây thoái hóa sụn đệm cột sống, chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống hoặc động mạch cột sống, từ đó dẫn đến những loại bệnh nguy hiểm như đau đốt sống cổ, thiểu năng tuần hoàn não.
Làm chậm quá trình tiêu hóa
Trong quá trình ăn uống mà bạn cứ ngâm nga bữa cơm quá lâu thì dạ dày sẽ bị gây sức ép lớn, đồng thời quá trình tiêu hóa cũng làm việc chậm lại. Cơ thể không được giải phóng năng lượng sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi và làm dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm xuống. Mặt khác, nếu duy trì thói quen này suốt một thời gian dài thì vấn đề tiêu hóa kém sẽ gây ra một số tình trạng như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, chuột rút và tăng cân.
Cần làm gì để tránh các mối nguy hại từ thói quen ngồi một chỗ quá lâu?
– Dùng ghế không có tay vịn, điều này giúp bạn phải tạo thói quen ngồi thẳng lưng, tránh làm cong vẹo cột sống.
– Sau khoảng 30 – 45 phút thì nên đứng dậy di chuyển một lúc để các bó cơ được giải phóng.
– Leo cầu thang bất cứ khi nào có thể để khởi động nhịp tim và tuần hoàn máu tốt hơn.
– Đi bộ nhiều hơn thay vì ngồi trên xe di chuyển.
– Hoạt động cơ thể trong giờ nghỉ nhiều hơn, dành thêm thời gian đến phòng tập gym để cải thiện sức khỏe.