2020-04-21 09:16:25
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDIwLzA0LzIxL25ndW9uLWdvYy1tb24tbGF1LXF1YW4tZG9pLTA5MTYyMy5qcGc.webp

Nguồn gốc món lẩu quân đội

Được sáng tạo trong thời chiến, lẩu quân đội nay trở thành món ăn quốc dân ở Hàn Quốc.

Budae jjigae, hay lẩu quân đội, là một trong những món ăn được yêu thích nhất ở Hàn Quốc. Lẩu là kết sự hợp của chả cá, tokbokki, xúc xích, kim chi, mì sợi, hành, ớt bột… cùng các nguyên liệu nước ngoài như thịt hộp, phô mai. 

Lau-quan-doi-1-2441-1587091824

 

Nguồn gốc ra đời của nó lại mang một câu chuyện buồn. Trong chiến tranh, người dân phải vật lộn với tình trạng khan hiếm thực phẩm và các cửa hàng hiếm khi có thịt dự trữ. Trong khi đó, tại thành phố Uijeongbu (cách thủ đô Seoul khoảng một giờ lái xe), một căn cứ quân sự của Mỹ có rất nhiều thịt hộp. Các đầu bếp Hàn Quốc đã nghĩ ra món ăn sáng tạo từ nguồn lực hạn chế. Họ xếp hàng bên ngoài doanh trại quân đội để mua, thậm chí nhặt các hộp thức ăn thừa của lính Mỹ. 

Thịt hộp khá đắt và mặn nên họ cần phải để dành. Người Hàn Quốc đã thêm kim chi, tỏi, rau, tương ớt, mì ăn liền, đậu đóng hộp, phô mai, xúc xích và thịt nguội. Thành phẩm là một món lẩu cay, với sự hòa quyện tuyệt vời giữa thịt hộp, phô mai và rau củ mà họ đặt tên là món lẩu quân đội budae jjigae (“budae” là “quân doanh” và “jjigae” có nghĩa là “lẩu”, “canh” hay “đồ hầm”).

Lau-quan-doi-2-5583-1587091824

 

Tình trạng khan hiếm thịt tiếp tục diễn ra vào thời kỳ hậu đình chiến. Chiến tranh đã phá hủy các nhà máy, nhà cửa và khoảng 10% dân số Hàn Quốc đã mất đi. Trong số những người Hàn Quốc đói khát còn sống sót, nhiều người tiếp tục phát triển món budae jjigae. Tuy nhiên, chính phủ lúc đó không đồng tình và đã ra lệnh cấm người Hàn mua sản phẩm của Mỹ.

Điều này tạo ra “chợ đen” bán các nguyên liệu nấu món lẩu quân đội. Các cửa hàng bán lẻ dành cho cho lính Mỹ đóng quân tại Hàn trở thành nơi bán thịt hộp. Việc này được coi là bất hợp pháp cho đến khi một công ty Hàn Quốc bắt đầu sản xuất nó vào những năm 1980.


Sau khi lệnh cấm sử dụng sản phẩm của Mỹ được dỡ bỏ, budae jjigae đã phát triển thành một món ăn phổ biến toàn quốc. Với ý nghĩa lịch sử, món ăn này được nhà xã hội học Grace M. Cho mô tả là “một cuộc phiêu lưu của ẩm thực”.

Ngày nay, budae jjigae xuất hiện trên các thực đơn của hầu hết nhà hàng, đặc biệt trong khu vực trường đại học. Nhiều người không hề biết được câu chuyện lịch sử của nó, họ chỉ ăn đơn giản vì thích hương vị. Theo ông Lee Ok-hyang, chủ một nhà hàng, bí quyết làm nên món budae jjigae ngon là kim chi. Kim chi cần được lên men đủ, trong ít nhất một hoặc hai năm. 

Budae Jjigae được phục vụ tại các nhà hàng ở Hàn Quốc và một số nơi trên thế giới. Thậm chí, ở tỉnh Uijeongbu, nơi xuất xứ của món lẩu quân đội, có cả một con đường được đặt tên món ăn này. Một số nhà hàng ở đây đã bán món lẩu quân đội từ khi cuộc chiến chấm dứt (1953) cho đến nay. Một bữa ăn thịnh soạn với budae jjigae có giá khoảng 9.000 – 20.000 won (170.000 – 380.000 đồng) mỗi người.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...