Nguyên nhân gây nên bệnh suy thận?
Thận là cơ quan nội tạng quan trọng trong hệ tiết niệu, gồm có hai quả. Chúng đóng vai trò là bộ lọc máu trong cơ thể, và các chất thải theo nước tiểu được dẫn đến bàng quang để bài tiết ra ngoài. Thận giúp đào thải các chất độc hại như ure, amoniac và đóng vai trò tái hấp thu nước đồng thời sản xuất các hooc – môn quan trọng trong cơ thể. Vì thế, khi thận gặp trục trặc, cơ thể cũng phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể, chức năng bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra và sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc – môn do thận đảm nhiệm.
Nguyên nhân gây nên bệnh suy thận |
Được chia làm 2 loại suy thận cấp tính và suy thận mãn tính:
– Suy thận cấp tính đôi khi suy thận có thể xảy ra một cách nhanh chóng, gây ra ví dụ của một sự mất mát đột ngột của một lượng lớn máu, nhiễm trùng, hoặc một tai nạn. Sự sụt giảm đột ngột trong chức năng thận thường là ngắn ngủi nhưng đôi khi có thể dẫn đến thương tổn thận.
– Bệnh thận mãn tính chịu trách nhiệm gánh nặng đáng kể của bệnh tật và tử vong sớm. Nếu bạn bị mất hơn 1/3 của chức năng thận của bạn trong hơn 3 tháng, nó được gọi là bệnh thận mạn tính. Đôi khi bệnh thận dẫn đến suy thận, mà đòi hỏi phải chạy thận hoặc ghép thận để cứu vãn tình thế. Khi chức năng thận giảm trầm trọng, chất thải tồn đọng nhiều và duy trì nồng độ cao trong máu.
Nguyên nhân gây nên bệnh suy thận?
Suy thận thường bắt nguồn từ hai căn nguyên chính sau: viêm cầu thận cấp và sao huyết áp (lâu ngày hoặc áp lực quá cao gây hư hại cầu thận). Ngoài ra còn có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đêm nhiều lần.
Những thói quen sống thiếu khoa học và khẩu phần ăn nhiều chất độc hại có thể khiến thận suy giảm chức năng:
– Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng lớn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thận.
– Uống nước ngọt và nước có ga sẽ khiến nồng độ pH trong cơ thể bị thay đổi, mà thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH của cơ thể. Nên khi uống các loại nước trên trong thời gian dài và liên tục sẽ tạo gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất hư hại thận.
– Bánh mỳ ngọt chứa nhiều chất phụ gia để làm bánh mềm và thơm ngon hơn. Nhưng những chất này sẽ tác động xấu cho hệ thần kinh trung ương, máu và thận.
– Lạm dụng muối: chế độ ăn mặn với quá nhiều muối dễ gây ra huyết áp cao. Khiến lượng máu trong thận khó lưu thông ổn định, dẫn đến những tổn hại cho sức khỏe của thận.
– Uống nước ít sẽ làm giảm lượng nước tiểu nghĩa là các chất thải và độc tố trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các bệnh lâm sàng thường thấy như sỏi thận và thận ứ nước có mối quan hệ chặt chẽ với việc không uống đủ nước mỗi ngày.
Các biện pháp điều trị suy thận
– Nếu phát hiện sớm khi sức khỏe thận chưa yếu đi hoàn toàn, thì một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt cùng thuốc điều trị sẽ giúp cải thiện tình hình suy thận.
– Uống nước đầy đủ (2 lít/ngày) sẽ giúp máu lưu thông và thận hoạt động ổn định. Giúp đào thải các chất độc hại, giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
– Bổ sung magie để chức năng thận ổn định. Bởi cơ thể sẽ tăng huyết áp và ứ đọng chất thải nếu hàm lượng magie thiếu hụt. Để đảm bảo vi lượng magie trong cơ thể, nên bổ sung các loại rau có màu xanh lá, các loại hạt và ngũ cốc.
– Tiết chế lượng natri (muối) và protein hợp lý trong bữa ăn hàng ngày. Tuy đây đều là những chất cần thiết cho hoạt động sống của con người, nhưng nếu dư thừa cơ thể sẽ phải tốn nhiều năng lượng để đào thải chúng. Mà cơ quan chính đảm nhận vai trò máy lọc máu cho cơ thể là thận, sẽ phải hoạt động nhiều hơn dễ dẫn đến quá tải.
Bệnh HIV/AIDS là gì?
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – HIV/AIDS là một căn bệnh rất nguy hiểm và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết bệnh HIV/AIDS là gì? |