Nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu đêm.
– Do ăn uống: Nước tiểu hình thành từ chính những chất lỏng mà chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày, vậy nên uống càng nhiều thì đi tiểu cũng càng nhiều. Những người có thói quen uống nhiều bia rượu, uống trà, cà phê… quá mức hoặc ăn canh, súp nhiều cũng có khả năng bị tiểu đêm.
– Do ảnh hưởng của thuốc: Thuốc nào cũng có tác dụng phụ, và một trong những tác dụng phụ ấy là đi tiểu nhiều lần. Một số loại thuốc gây ra tình trạng này có thể kể đến như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị dịch thừa,…
– Do tâm lí: Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm chính là do suy nghĩ, âu lo dẫn đến mất ngủ.
– Do mang thai: Đối với những chị em đang mang thai, thai nhi càng lớn lên đồng nghĩa với việc bàng quang càng bị chèn ép, khiến chị em cần phải đi tiểu nhiều hơn.
– Do tuổi tác: Chức năng thận theo tuổi tác sẽ giảm dần, khiến cho người già hay mắc chứng tiểu nhiều về đêm.
Tiểu đêm cảnh báo những căn bệnh nào.
– Suy thận: Đó là khi thận bị suy giảm chức năng, khiến quá trình lọc nước tiểu diễn ra nhanh hơn, làm tăng số lần đi tiểu vào ban đêm. Suy thận còn xuất hiện kèm theo những biểu hiện như suy nhược cơ thể, da xanh xao, chán ăn, hay mệt mỏi …
– Bệnh về tuyến tiền liệt ở nam giới: Những bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt thường gặp là viêm tuyến tiền liệt hoặc xơ tuyến tiền liệt. Khi ấy tuyến tiền liệt sẽ phình to ra, chèn ép vào ống dẫn nước tiểu và bàng quang, khiến người bệnh phải đi tiểu đêm nhiều hơn.
– Bệnh sa tử cung ở nữ giới: Do nhiều lần sinh đẻ liên tục và gần nhau, phụ nữ có thể mắc chứng bệnh sa tử cung, khiến bàng quang bị chèn ép và xuất hiện tình trạng tiểu đêm thường xuyên.
– Viêm bàng quang (viêm đường tiết niệu): Bên cạnh việc tiểu nhiều lần, tiểu dắt, biểu hiện thường gặp của viêm bàng quang là đau vùng bụng dưới.
– Sỏi thận, đường tiết niệu có dị vật: Tình trạng có sỏi thận hoặc dị vật sẽ dẫn đến kích ứng đường tiết niệu, gây cản trở ống dẫn tiểu. Nặng hơn nữa, sỏi thận sẽ khiến người bệnh tiểu ra máu, tiểu dắt, cảm thấy căng tức bóng đái kể cả khi đã đi tiểu.
– Đái tháo đường: Người bị đái thái đáo thường biểu hiện bằng việc đi tiểu đêm nhiều, bên cạnh đó lượng đường trong máu cũng tăng cao.
Cách hạn chế tình trạng tiểu đêm.
Một số khuyến cáo sau nên thực hiện cho những trường hợp tiểu đêm do nhóm nguyên nhân chức năng (nhất là ở người cao tuổi):
– Vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ, cần hạn chế uống nước (và các loại chất lỏng như bia, rượu, trà, cà phê,…), bữa tối ăn ít canh.
– Bổ sung rau xanh và chất xơ vào chế độ ăn, giảm lượng thịt và muối tiêu thụ lại.
– Không nên ăn nhiều loại quả có chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam… vào buổi tối.
– Những loại quả mọng nước như bưởi, cam, dưa hấu,… cũng cần hạn chế ăn vào buổi tối.
– Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ.
– Đối với trẻ nhỏ, cần tạo thói quen cho trẻ đi tiểu trước khi lên giường.
– Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không lo lắng và stress…
– Giữ trạng thái tốt, giảm căng thẳng, stress.