1. Thèm ăn nhiều đồ ngọt
Khoảng 90% bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 sẽ rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân. Tăng cân là sự thay đổi về chuyển hóa, chủ yếu là sự đề kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thời gian gần. Thật không may là những loại thuốc phòng ngừa bệnh tiểu đường cũng có thể gây tăng cân vì chúng khiến cơ thể hấp thụ nhiều đường hơn. Và biểu hiện của tiểu đường luôn là thèm và ăn nhiều đồ ngọt, chính thì thế nếu tăng cân kèm dấu hiệu này bạn nên đi khám để xác định tình trạng sức khỏe bản thân.
2. Bụng có quá nhiều mỡ
Tất nhiên khi tăng cân, lượng mỡ tích tụ ở mỗi bộ phận sẽ khác nhau nhưng nếu bạn thấy bụng mình to lên trông thấy thì nó có thể là dấu hiệu cho các vấn đề tim mạch. Nghiên cứu từ trường American College of Cardiology ở Mỹ đã chỉ ra, những người bụng càng nhiều mỡ thì nguy cơ mắc bệnh tim càng cao bởi các tế bào mỡ ở bụng có liên quan đến sự đề kháng insulin và chứng cao huyết áp. Không những thế, những người vừa tăng cân vừa có mỡ nhiều ở bụng còn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
3. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Đối với phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), lượng insulin sản sinh nhiều dẫn đến kích thích nội tiết sinh tố nam là androgens gây ảnh hưởng không chỉ đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn khiến bạn tăng cân, mụn trứng cá mọc nhiều. Do đó, khi thấy bản thân tăng cân nhanh kèm hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì có thể bạn bị buồng trứng đa nang và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người thường đến 7 lần.
4. Cảm thấy mệt mỏi liên tục
Một trong những lý do khiến bạn mệt mỏi liên tục có thể là do suy tuyến giáp và khiến cơ thể tăng cân bất thường. Khi tuyến giáp bị rối loạn, sự trao đổi chất diễn ra chậm dẫn đến hiện tượng tăng cân và tăng mức cholesterol bất thường.
5. Đau các khớp
23% số người trưởng thành bị viêm xương khớp. Triệu chứng thường là đau và sưng các khớp. Việc tăng cân, béo phì là những yếu tố tăng nguy cơ bị mắc bệnh viêm xương khớp ở tay và đầu gối. Nếu bạn giảm cân thì áp lực tác động lên xương khớp cũng giảm đi đáng kể. Do đó, hãy đi khám nếu bạn thấy mình tăng cân và cảm thấy hệ xương khớp không khỏe.
6. Tăng cân chủ yếu ở một vài bộ phận
Một trong những nguyên nhân gây ra sự chuyển hóa chậm chính là bệnh Cushing. Chứng bệnh này làm cho tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều cortisol gây ra tình trạng béo phì ở quanh cổ, mặt và bụng. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, làm tích tụ chất béo và dẫn đến hiện tượng tăng cân. Nếu thấy bản thân có những triệu chứng này, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe nhé.
7. Đau bụng
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư buồng trứng gây tỉ lệ tử vong hơn bất kỳ loại ung thư nào ở phụ nữ. Triệu chứng thông thường của bệnh này là đau bụng vì tích tụ chất dịch khiến bụng bị chướng. Nhiều khi người bị ung thư buồn trứng cũng tăng cân đột ngột, do đó, bạn nên lưu ý nếu gặp tình trạng này kèm hiện tượng đau bụng.
8. Bị táo bón
Bệnh táo bón thường do các nguyên nhân như căng thẳng, tắc nghẽn trực tràng… Khi bị táo bón, bạn có thể sẽ tăng cân do sự quá trình vận chuyển phân trong ruột kết bị kéo dài. Trong trường hợp này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ. Tuy nhiên, táo bón cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích hoặc ung thư ruột kết. Do đó, nếu bị táo bón kéo dài kèm tăng cân, bạn tuyệt đối không nên lơ là.