Dùng thay cho giấy ăn
Theo nhiều chuyên gia về vệ sinh y tế, việc dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn là một thói quen sai lầm của nhiều người.
Bởi hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng xút và tẩy javel khiến giấy tồn dư nhiều hóa chất độc hại.
Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe; tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Mặt khác, trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn.
Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli…
Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.
Trường hợp sản phẩm có bụi giấy sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Hạt bụi to sẽ bám ở phế nang, khi không đào thải hết sẽ vào phổi.
Màu công nghiệp tiếp xúc với da, cùng với sự bài tiết của mồ hôi có thể gây kích ứng nếu da quá mẫn cảm, dị ứng. Nếu dùng giấy để chùi miệng, màu công nghiệp theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, nếu nhà sản xuất cho vào giấy các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng sẽ vô cùng nguy hiểm.
Dùng giấy vệ sinh lau chùi cơ thể quá mức
Đôi khi, bạn cho rằng lau chùi hậu môn sau khi đi tiêu nhiều lần mới là sạch sẽ. Tuy nhiên, với trường hợp này, bạn nên dùng công thức “ít mà nhiều”. Chỉ cần dùng giấy vệ sinh lau chùi 2 lần là đủ.
Giấy vệ sinh chưa chắc đảm bảo được chất lượng vệ sinh, nó là vật tiếp xúc trực tiếp và kích thích vùng da quanh hậu môn. Nếu bạn lau chùi nhiều lần, các thành phần tạo mùi trên giấy có thể gây kích ứng trên da.
Dùng giấy vệ sinh lau mình không đúng hướng
Nhiều phụ nữ thực hiện thao tác “lau từ sau ra trước” hàng ngày. Sai lầm này đã khiến những vi khuẩn bám trên giấy vệ sinh di chuyển từ trực tràng vào niệu đạo gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Do đó, bạn nên thực hiện thao tác dùng giấy vệ sinh từ trước kéo dần về phía hậu môn rồi vứt bỏ. Không sử dụng giấy 2 lần gây mất vệ sinh, lây truyền vi khuẩn cho niệu đạo.
Dùng giấy không hợp vệ sinh
Các nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều loại giấy vệ sinh được sản xuất bằng cách tận dụng lại giấy cũ để tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm, do đó dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl.
Đặc biệt, các loại giấy tái chế vốn đã có sẵn một hàm lượng lớn vi khuẩn có nguy cơ tiềm ẩn gây độc rất cao. Nếu sử dụng sản phẩm này nhiều lần có thể đưa các nấm khuẩn vào bên trong cơ thể và gây viêm nhiễm.
Biết những điều này sẽ loại bỏ được thuốc trừ sâu trong rau quả
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Dưới đây là những cách đơn giản nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu khỏi rau củ – điều mà bất cứ ai cũng cần cho cả nhà luôn khỏe mạnh. |