Đóng kín các cửa phòng tắm
Vào mùa thu và mùa đông, nhiều người có thói quen đóng kín tất cả các cửa khi tắm. Tuy nhiên, trong môi trường tắm vốn dĩ đã nóng và ẩm, áp suất không khí thấp, thời gian ngắn rất dễ dẫn đến cơ thể thiếu oxy, gây chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Ngoài ra, nếu còn sử dụng nước tắm quá nóng, không chú ý đến thông gió, rất dễ ngộ độc carbon monoxide.
Tắm vào ban đêm
Tắm đêm dễ làm bạn bị cảm. Ngoài ra việc tắm đêm dễ khiến các tĩnh mạnh giãn ra, huyết áp giảm. Đặc biệt, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, khả năng tử vong là rất cao.
Tắm nước quá nóng
Nếu nhiệt độ của nước tắm quá cao, nó sẽ lấy đi rất nhiều dầu từ bề mặt da, khiến da bị khô, đặc biệt vào mùa đông da sẽ càng khô, thậm chí gây ngứa và nứt nẻ. Khi tắm nước nóng, các mạch máu trên bề mặt da giãn ra và máu chảy về da, đồng thời lượng máu cung cấp cho não và các cơ quan nội tạng sẽ giảm.
Tắm khi cơ thể mệt mỏi
Khi bạn tắm vào lúc này đặc biệt tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và bạn dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong. Ngoài ra bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn.
Tắm khi quá no hoặc quá đói
Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.
Nằm điều hòa ngay sau khi tắm
Việc nhiệt độ hạ thấp đột ngột ngay sau khi tắm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể làm cho máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp.
Tắm sau khi uống rượu bia
Rượu bia chứa nhiều chất kích thích vì thế dễ làm ức chế hoạt động của gan, tiêu hao một lượng lớn chất glucose trong cơ thể. Tắm ngay sau khi uống rượu bia sẽ khiến đường huyết không được bổ sung kịp thời, làm cho huyết quản bị co vào, dẫn đến cảm lạnh, thậm chí đột quỵ.
Tiểu đứng
Phụ nữ thường ngồi khi tiểu tiện, nhưng trong lúc tắm, nhiều người có thói quen đi tiểu đứng nhưng cấu trúc sinh lý của phụ nữ hoàn toàn khác với nam giới, nước tiểu sẽ không được bài tiết hoàn toàn, ứ đọng lại trong hệ thống tiết niệu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa khác nhau như viêm niệu đạo và viêm âm hộ.
Sử dụng một chiếc khăn tắm quá lâu
Không nên dùng cùng một chiếc khăn tắm trong thời gian dài. Nếu bạn sử dụng khăn bị ẩm, chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại. Tốt nhất, một chiếc khăn chỉ nên dùng không quá 3 lần.