Vậy tinh bột kháng là gì? Đó là một dạng chất xơ được tìm thấy trong khoai tây, chuối, đậu gà, ngũ cốc và nhiều loại thực phẩm khác đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học.
Theo các chuyên gia từ Hiệp hội dinh dưỡng Anh và Đại học Dublin, Ireland, ăn tinh bột kháng hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ đường ruột, tăng cảm giác no. Không chỉ có vậy, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng tinh bột kháng còn làm hạn chế tác động gây ung thư đường tiêu hóa của thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt lợn,…).
Mặc dù các nhà khoa học cho rằng cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định các bằng chứng này, nhưng họ cũng khẳng định rằng đây là một lĩnh vực mới mẻ và rất hứa hẹn.
Sự khác biệt của tinh bột kháng với các loại tinh bột khác lên sức khỏe là ở cơ chế tiêu hóa và hấp thu của chúng. Tinh bột kháng sẽ đi thẳng qua ruột non (nơi giữ lại và hấp thu hầu hết tinh bột thông thường) để xuống đại tràng, tại đó chúng lên men thành các acid béo vòng ngắn cung cấp năng lượng cho cơ thể, các acid này hoạt động như một loại men vi sinh – đã được chứng minh làm giảm nguy cơ đái tháo đường và các bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu nhỏ được tiến hành trên 10 người tình nguyện, những người này được yêu cầu ăn kẹo giòn chứa khoảng 30 gram tinh bột kháng trong 3 tuần, sau đó 2 tuần sau đó họ sẽ ăn kẹo giòn không chứa tinh bột kháng.
Các chuyên gia cho biết, mặc dù chỉ trong thời gian rất ngắn nhưng việc ăn kẹo giòn chứa tinh bột kháng đã làm gia tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột, đồng thời giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh bao gồm: ung thư đại tràng, đái tháo đường type II, bệnh tim mạch.
Phát kiến mới này không đồng nghĩa với việc ủng hộ bạn ăn thật nhiều bánh mì trắng hoặc mì sợi, mặc dù chúng chứa vài loại tinh bột kháng. Ngũ cốc nguyên hạt có nhiều tinh bột kháng hơn các loại thực phẩm kể trên.
Theo Stacey Lockyer, chuyên gia dinh dưỡng tại Hiệp hội dinh dưỡng Anh, tinh bột kháng mang lại nhiều lợi ích, đây thực sự là một lĩnh vực hứa hẹn trong tương lai.