2016-06-18 09:37:27
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"chat-kich-thich-chin":"ch\u1ea5t k\u00edch th\u00edch ch\u00edn","hoa-qua-doc-hai":"hoa qu\u1ea3 \u0111\u1ed9c h\u1ea1i","loai-trai-cay-doc-hai-nhat":"lo\u1ea1i tr\u00e1i c\u00e2y \u0111\u1ed9c h\u1ea1i nh\u1ea5t","ngo-doc-thuc-pham":"ng\u1ed9 \u0111\u1ed9c th\u1ef1c ph\u1ea9m","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:512:360:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA2LzE4L3RyYWktY2F5LWRvYy1oYWktcGh1bnV0b2RheXZuXzE0NjYyMTc5MjktMTAyNjQ3dHJhaS1jYXktbmFvLWxhLWRvYy1oYWktbmhhdC1oaWVuLW5heS5qcGVn.webp

Trái cây nào là độc hại nhất hiện nay?

Trái cây nào là độc hại nhất hiện nay – điều tưởng chừng đơn giản nhưng ai cũng cần biết để đảm bảo an toàn sức khỏe.
trái cây độc hại
Lê Trung Quốc có chất gây vô sinh

Những loại quả sử dụng thuốc kích chín không được cấp phép

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, hiện tại, các loại thuốc thúc chín hoa quả vẫn chưa có trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ nên có thể nói việc sử dụng các loại thuốc thúc chín hoa quả như đu đủ, mít, xoài… là bất hợp pháp. Trước đó, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN&PTNT, thuốc ép chín xuất hiện trên thị trường được nông dân trồng trái cây hay sử dụng để thúc chín còn gọi là thúc tố có thành phần chủ yếu là chất ethephon, tinh thể màu trắng, rắn, tỷ lệ hòa tan rất tốt.

Phần lớn các sản phẩm bán trên thị trường hiện nay là các ống thuốc rất bé bằng ngón tay út đựng hóa chất này. Đây là chất không gây ung thư được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm D.Hoạt chất ethephon có tên thương mại là Ethrel nhưng đây cũng không phải là tên chính thức.

Khi gặp nước, ethephon chuyển thành etylen – một hoocmon thực vật giữ vai trò chính trong quá trình chín và quá trình già hóa của cây trồng và nông sản, nên khi phun vào cây, quả, ethephon xâm nhập vào tế bào, bị nước có trong tế bào phân hủy thành etylen. Căn cứ trên việc khảo sát dư lượng ethrel trong thực phẩm, viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ xác định việc ethrel đi vào cơ thể qua thực phẩm là an toàn nếu liều lượng mỗi ngày không vượt quá mức cho phép 0,05mg/kg cân nặng. Với khối lượng của một người là 60kg thì lượng ethrel cho phép dung nạp hằng ngày là 3mg.

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ethrel không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm” nhưng lại có những độc tính nhất định. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều gây chết dùng qua đường ăn uống là LD50 > 2.000mg/kg. Nghĩa là với liều lượng ethrel 2.000mg/kg có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ethrel có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da.

Loại trái cây có nguồn gốc Trung Quốc

Táo Trung Quốc nhiễm độc


Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc, trước đây rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm. Vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng. Cơ quan chức năng xác định chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.

Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo. Trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Trên bao bì của túi nhựa ghi chú là “túi chỉ dùng bọc táo” chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.

Nhận xét về công nghệ bọc táo từ khi còn non trên cây đến khi thu hoạch ở Trung Quốc, GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng công nghệ bọc kín quả khi quả còn non ở trên cây để tránh sâu bệnh (bằng màng phủ trên bề mặt, bằng các loại chất dẻo) là một trong những công nghệ bảo quản hoa quả tiên tiến hiện nay. Công nghệ bảo quản này sẽ không gây độc hại cho người nếu được nghiên cứu và kiểm duyệt quy trình chặt chẽ.

“Có những thuốc bảo vệ thực vật được các cơ quan chức năng cho phép, khi sử dụng đúng liều lượng và không ngấm sâu vào quả mà chỉ bảo vệ bề ngoài, trước khi ăn ngâm rửa và gọt vỏ thì sẽ không độc”, TS Thịnh cho biết.

Lê Trung Quốc có chất gây vô sinh

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Kết quả, phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.

Endosulfan là hóa chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.

Sau khi có thông tin formaldehyde bị phun trên cải thảo ở Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã bổ sung hóa chất này vào danh mục các chất cần kiểm tra trên rau củ quả tươi nhập khẩu vào Việt Nam, nâng tổng số hóa chất cần kiểm tra lên 26.

Tại TP HCM, táo, lê là những loại trái cây ưa thích và chiếm phần đa lượng tiêu thụ trong các loại hoa quả. Đây cũng là mặt hàng được nhập về với số lượng lớn từ Trung Quốc. Theo ước tính, tại chợ đầu mối Thủ Đức, mặt hàng này chiếm hơn 40% tổng số trái cây nhập về chợ có nguồn gốc Trung Quốc. Theo đó, mỗi đêm, chợ đầu mối Thủ Đức nhập khoảng 60 tấn trái cây nhập ngoại, trong đó trái cây Trung Quốc chiếm phân nửa và táo là loại chiếm số lượng ưu thế.

Nếu bạn đang vứt đi bì lợn thì đã sống uống cả đời
Nếu bạn đang vứt đi bì lợn thì đã sống uống cả đời
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Bì lợn là món ăn quý như một vị thuốc bổ nhưng ai cũng vứt đi – các bạn hãy đọc ngay để tìm hiểu.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...