Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý cảm xúc xảy ra sau khi sinh và thường kéo dài khoảng 6 tuần. Khởi phát bệnh có khuynh hướng từ từ hoặc có thể dai dẳng hoặc có khi lẫn vào các triệu chứng khác thời sinh đẻ. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng tới 15% phụ nữ có sinh đẻ. Thể nhẹ và trung bình của trầm cảm sau sinh đôi khi không được phát hiện hoặc không được chính các bà mẹ thừa nhận.
Rất nhiều phụ nữ cảm thấy e ngại phải nói ra tình trạng cảm xúc của mình, họ tự đối phó và thường là dấu diếm nỗi đau khổ này. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng vì nó gây xáo trộn cuộc sống của các bà mẹ trẻ, có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ, những đứa con khác, người chồng và các mối quan hệ với gia đình. Trầm cảm ở người mẹ sau đẻ cũng có thể chuyển sang trầm cảm ở người chồng với một tỷ lệ đáng kể.
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng tới 15% phụ nữ có sinh đẻ. |
Trầm cảm, nguyên nhân do đâu?
Ngay sau khi sinh, một sự thay đổi nhanh chóng nồng độ hormon trong máu, đó là sự giảm đi của nồng độ estrogen và progesterone, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm, dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm. Sự suy giảm về nồng độ hormon cùng với sự thay đổi về huyết áp, chức năng của hệ miễn dịch và những biến đổi về chuyển hoá mà bà mẹ sau sinh phải trải qua là một phần trong căn nguyên gây trầm cảm.
Sau khi sinh, người phụ nữ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể lẫn tâm lý. Những đau đớn phải trải qua do quá trình sinh con, thậm chí phải mổ đẻ có thể kéo dài một vài tuần sau sinh. Những vấn đề về tâm lý như khi con ra đời, cơ thể mất đi một trọng lượng đáng kể, các bà mẹ thường cảm thấy người mình trở nên xấu xí và không còn sự hấp dẫn nữa. Họ thường phải thay đổi về cách sống để chăm sóc con, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ. Họ thường quá lo lắng về trách nhiệm làm mẹ của mình.
Những yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là những người có tiền sử bị trầm cảm thì bệnh thường dễ tái phát sau sinh, những sự kiện stress trong quá trình mang thai hoặc trong quá trình sinh con như là khó khăn trong khi sinh, con khi sinh ra gặp phải những vấn đề về sức khỏe, đẻ non, hoặc ốm trong quá trình mang thai. Những phụ nữ có những cuộc hôn nhân không hạnh phúc hoặc không có sự giúp đỡ của gia đình, xã hội thì nguy cơ trầm cảm rất là cao.
Vậy biểu hiện của chứng trầm cảm là như thế nào?
Nếu bạn thấy những biểu hiện của trạng thái buồn chán sau sinh kéo dài trên hai tuần cùng với những biểu hiện:
– Bạn không còn cảm thấy thích thú với con của mình nữa.
– Có những cảm xúc tiêu cực đối với con bạn như chán ghét con, không yêu con nữa…
– Lo lắng là bạn sẽ làm gì đó có hại cho con bạn.
– Không còn quan tâm chăm sóc bản thân.
– Không có sự hài lòng trong cuộc sống.
– Bạn cảm thấy không còn sức lực và không có động cơ trong cuộc sống.
– Cảm thấy không có giá trị và có tội lỗi.
– Ăn không ngon miệng hoặc sút cân.
– Ngủ ít hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
– Thường có ý nghĩ đến cái chết hoặc tự sát.
Dự phòng
Động viên, gần gũi và chia xẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh.
Hướng dẫn thai phụ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Dùng Progresterone liều cao cho sản phụ sau sanh bằng cách tiêm liều giảm dần trong 8 ngày. Sau đó người mẹ dùng vòng Progresterone cho đến khi có kinh nguyệt trở lại.
Dùng thuốc chống trầm cảm trong 3 tuần cuối của thai kì. Nhiều bác sĩ cảm thấy nguy hiểm khi dùng thuốc này đối với phụ nữ có thai. Nhưng một số lại thấy lợi ích của người mẹ quan trọng hơn.
Những kiêng cữ sau khi sinh ai ai cũng cần lưu ý
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Những kiêng cữ sau sinh sau dưới đây ai ai cũng nên biết để dùng khi cần, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. |