Các dấu hiệu và triệu chứng
Không có quy định về việc bạn phải đi ngoài bao nhiêu lần một ngày hay trong một tuần bởi hiển nhiên là tần suất của mỗi người không giống nhau. Nhưng nếu tần suất đi ngoài đang ít hơn 3 lần/1 tuần thì bạn đang bị táo bón.
Một số triệu chúng khác của táo bón có thể kể đến là:
- Phân cứng, khô sần khiến mỗi lần đi ngoài trở nên khó khăn
- Vẫn còn cảm giác muốn đi ngoài sau khi vừa đi trước đó
- Cảm thấy như ruột và trực tràng đang bị tắc nghẽn
- Đau bụng hoặc đầy hơi
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Uể oải, lờ đờ
Thông thường mọi người vẫn nghĩ là thức ăn ở càng lâu trong người thì cơ thể lại càng hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, suy nghĩ này rất sai lầm bởi sau khi các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ, chất thải cần phải được đào thải ra khỏi cơ thể. Chất thải bị mắc kẹt trong cơ thể có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe.
Tuy táo bón không thực sự nguy hiểm nhưng bị táo bón trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như trĩ, nứt hậu môn hay sa trực tràng.
Mối liên hệ giữa táo bón và đau lưng
Không có gì ngạc nhiên khi táo bón và đau lưng xảy ra đồng thời.
Trong một số trường hợp, đau lưng có thể gián tiếp gây ra táo bón. Cụ thể, bạn có thể bị táo bón sau khi dùng một số loại thuốc giảm đau nhất định, đặc biệt là thuốc phiện.
Trong trường hợp khác, táo bón và đau lưng xảy ra đồng thời có thể là triệu chứng của một bệnh lí nào đó.
Chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích có thể gây ra cả táo bón và đau lưng, mặc dù hai triệu chứng này không liên quan trực tiếp đến nhau.
Phân đóng khối – tình trạng xảy ra khi bạn bị táo bón trong thời gian dài và thường xuyên sử dụng thuốc nhuận tràng – cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau lưng. Khi đã quen với sự trợ giúp của thuốc nhuận tràng, cơ thể sẽ “quên mất” cách bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể. Phần lớn phân trở nên khô, cứng lại và bị kẹt bên trong trực tràng, có thể đè lên các dây thần kinh cột sống xương cùng và gây ra đau lưng. Chỉ khi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật loại bỏ những khối phân cứng này ra khỏi trực tràng thì cơn đau lưng mới chấm dứt.
Táo bón có thể gây ra đau lưng. |
Cách điều trị bệnh táo bón
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà sẽ có những cách điều trị táo bón tương ứng.
Cách 1: Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống
Một chế độ ăn uống thiếu chất xơ thường là nguyên nhân gây ra chứng táo bón. Học viện Dinh dưỡng Hoa Kì khuyến cáo rằng trung bình một người lớn phải nạp vào cơ thể 28-35 gam chất xơ mỗi ngày. Nhưng theo một báo cáo do viện thực hiện năm 2015, chỉ có 5% dân số Hoa Kì đạt được mục tiêu này với mức tiêu thụ trung bình mỗi ngày chỉ là 17 gam mỗi ngày.
Nạp đủ lượng chất xơ mỗi ngày vào cơ thể thông qua việc ăn nhiều rau quả, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón.
Ngoài ra, theo Viện nghiên cứu Quốc gia về bệnh tiểu đường, hệ tiêu hóa và bệnh thận thì thường xuyên uống nước và các đồ uống lành mạnh cũng có tác dụng đáng kể trong việc ngăn ngừa táo bón bởi chất lỏng kết hợp với chất xơ giúp duy trì đều đặn tần suất bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể.
Một số thay đổi khác trong lối sống cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón, chẳng hạn như:
- Tập thể dục thường xuyên
- Thiết lập thói quen đi ngoài vào một thời điểm nhất định, chẳng hạn như 15 đến 45 phút sau khi ăn sáng (ăn uống kích thích hoạt động của đường ruột)
- Dành đủ thời gian để đi ngoài chứ không nên vội vàng
- Tránh kiểm soát ý nghĩ muốn đi ngoài
Cách 2: Sử dụng thuốc nhuận tràng và các loại thuốc khác
Nếu một chế độ ăn uống và lối sống mới không thể làm giảm hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh táo bón, hãy chuyển sang sử dụng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kì loại thuốc trị táo bón nào cũng phải xin tư vấn của các bác sĩ.
Các loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc nhuận tràng tạo khối có chức năng hấp thụ chất lỏng có trong ruột, chẳng hạn như Citrucel (methyl cellulose), FiberCon (polycarbophil) và Metamucil (psyllium)
- Thuốc nhuận tràng có muối và thuốc nhuận tràng thẩm thấu, có tác dụng hút thêm nước vào ruột và phân, chẳng hạn như Miralax (polyethylene glycol), Cephulac (lactulose) và Milk of Magnesia (magiê hydroxide)
- Thuốc làm mềm phân, giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn như Colace hay Surfak (docusate)
- Dầu bôi trơn làm phân trơn hơn và dễ dàng ra khỏi cơ thể, chẳng hạn như Fleet hoặc Zymenol (dầu khoáng)
Nếu những loại thuốc trên vẫn không có kết quả, hãy thử sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích với thành phần là Senokot (senna hoặc sennosides), Dulcolax hoặc Correctol (bisacodyl) có tác dụng thúc đẩy co bóp ruột để tống phân ra ngoài.
Nếu bạn bị táo bón mãn tính do ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích thì bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc như chất hoạt hóa kênh C-2 chloride chọn lọc Amitiza (lubiprostone) hoặc guanylate cyclase-C agonist Linzess (linaclotide).
Cách 3: Thực hiện phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác
Đây là cách chữa trị hữu hiệu nhất khi bạn mắc phải chứng táo bón mãn tính do tắc ruột gây ra, nhất là khi đã xảy ra biến chứng sa trực tràng.
Các cơ đại tràng không hoạt động bình thường sẽ gây ra chứng đờ ruột kết, đi ngoài thường xuyên, lượng phân ít hoặc căng thẳng khi đi. Khi đó, các bác sĩ có khả năng sẽ phải phẫu thuật loại bỏ ruột già.
Táo bón mãn tính đôi khi do rối loạn chức năng các cơ hậu môn trực tràng gây nên. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp phản hồi sinh học – một kĩ thuật y học bổ sung và thay thế, kiểm soát chức năng cơ thể để đưa các cơ trở lại hoạt động bình thường.
Trị táo bón hiệu quả bằng bài thuốc dân gian
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Bạn có thể trị táo bón tại nhà bằng những phương pháp đơn giản. |