2018-08-23 08:14:22
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzA4LzIzLzEtMDgxMi5qcGc.webp

Triệu chứng và phương pháp sơ cứu những ảnh hưởng lên cơ thể khi thời tiết nắng nóng.

Sốc nhiệt và kiệt sức do nhiệt đều là những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến nhiệt độ cao, và tuy có chung một số triệu chứng giống nhau, có những điểm khác biệt quan trọng cần cảnh giác để biết khi nào cần chăm sóc y tế.

Tiền thân của sốc nhiệt, kiệt sức do nhiệt xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm cao, thường kết hợp với gắng sức nhiều và không bù đủ nước. Tình trạng này có thể xảy ra nhanh chóng hoặc sau vài ngày.

Mặt khác, sốc nhiệt là bệnh nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiệt và nếu không được điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến tử vong. Có 2 loại chính: sốc nhiệt truyền thống, xảy ra dần dần và thường là ở trẻ nhỏ và người già không thể luôn giữ mát (ví dụ do thiếu điều hòa không khí). Một loại nữa là sốc nhiệt gắng sức, chủ yếu ảnh hưởng đến vận động viên và bất cứ người nào phải làm việc hoặc gắng sức trong môi trường nóng.

1

 

Các triệu chứng của sốc nhiệt so với kiệt sức do nhiệt

Kiệt sức do nhiệt: Khi cơ thể không thể tự giải nhiệt, nhiệt độ của cơ thể sẽ tăng lên. Quá nhiều mồ hôi và da lạnh ẩm là những dấu hiệu quan trọng, cùng với cảm giác yếu, chóng mặt hoặc lo lắng. Nhức đầu, buồn nôn, và nhịp tim nhanh nhưng yếu cũng rất phổ biến. Người nị kiệt sức do nóng thậm chí có thể ngất xỉu.

Sốc nhiệt: Người bị sốc nhiệt có thể ngừng ra mồ hôi và da nóng, đỏ, khô (mặc dù điều này không đúng đối với tất cả mọi người – một số người vẫn có thể đổ mồ hôi hoặc có da ẩm, đặc biệt nếu bị sốc nhiệt do gắng sức). Vì nhiệt độ cơ thể tăng nhanh chóng lên 40 độ C hoặc thậm chí cao hơn, bệnh nhân thường sẽ bị lú lẫn, khó đi lại, đau đầu như búa bổ, hoặc cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn. Da đỏ, mạch nhanh và mạnh, và bệnh nhâ có thể khó thở hoặc mất ý thức.


3

 

Cần làm gì để sơ cứu.

Kiệt sức do nhiệt: Điều quan trọng nhất là phải di chuyển nạn nhân đến khu vực râm mát, hoặc lý tưởng nhất một tòa nhà có điều hòa nhiệt độ để ngăn thân nhiệt của họ tiếp tục tăng. Giữ nạn nhân ở trong nhà – việc quay trở lại ngoài trời nắng nóng có thể gây tái phát. Cho người bệnh uống nước mát, nghỉ ngơi với chân kê hơi cao nếu có thể, và nới lỏng quần áo của họ. Phun hoặc lau người bệnh nhân bằng nước mát và sau đó quạt cho họ, hoặc cho họ tắm nước mát. Khi một người nào đó đã bị kiệt sức vì nóng, họ sẽ dễ bị tổn thương do nóng trong khoảng một tuần sau đó, vì vậy hãy đảm bảo là người bệnh được thoải mái trong ít nhất bảy ngày tiếp theo.

Nếu các triệu chứng kiệt sức do nóng nặng lên, nếu người bệnh bị nôn, hoặc nếu triệu chứng kéo dài hơn một giờ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức vì bệnh có thể phát triển thành sốc nhiệt.

Sốc nhiệt: Gọi cấp cứu ngay lập tức. Sốc nhiệt là một tình trạng đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế ngay. Trong khi chờ đợi, hãy di chuyển người bệnh đến chỗ mát hơn và cố gắng làm mát họ càng nhiều càng tốt. Nếu có thể, hãy đổ đầy bồn nước đá và ngâm học trong 15 đến 20 phút, hoặc có thể phun nước lạnh lên người họ hoặc đưa họ đến hồ hoặc sông gần đó. Cũng có thể đặt túi nước đá hoặc khăn lạnh trên đầu và người bệnh nhân. Cho họ uống nước hoặc đồ uống thể thao như Gatorade nếu họ tỉnh táo và không quá vật vã hoặc lú lẫn.

Phòng ngừa bệnh liên quan đến nhiệt như thế nào?

Ý nghĩ về sốc nhiệt hoặc thậm chí kiệt sức do nhiệt có thể đáng sợ, nhưng đừng để điều đó cản trở bạn tận hưởng mùa hè của mình. Một vài phương pháp tốt nhất sẽ giúp giữ mát và đủ nước khi thời tiết trở nên cực đoan:

– Để sẵn nước ở gần và uống thường xuyên: Nên uống khoảng một ly nước mỗi 15 phút ở ngoài trời, theo Cơ quan An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Mỹ.

– Đừng tập thể dục trong thời tiết nóng ẩm: Thay vào đó, hãy tập trong nhà hoặc thay đổi thói quen tập sớm hơn hoặc muộn hơn trong ngày.

– Uống các loại đồ uống có chất điện giải: Chúng giúp nhanh chóng bù nước cho cơ thể, đặc biệt là sau khi tập luyện cường độ cao.

– Tránh uống rượu vào đêm hôm trước: Đồ uống có cồn sẽ làm bạn mất nước nhanh hơn.

– Dành thời gian để thích nghi: Nếu bạn tới một nơi nào đó nóng hơn nhiều so với môi trường quen thuộc của bạn.

2

 

– Chú ý đến dự báo thời tiết: Nếu có một đợt nắng nóng cao điểm tấn công khu vực của bạn, thì đây không phải là lúc thích hợp để làm việc hoặc tập thể dục ngoài trời.

– Ăn mặc thích hợp: Mặc quần áo rộng, có màu sáng (không cởi trần) và đội mũ rộng vành để che đầu và cổ.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...