Theo TS. Nguyễn Duy Thịnh (Khoa Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội): Hiện tượng đỏ mặt hay gặp phải khi uống rượu có thể được giải thích như sau: Mỗi người có ngưỡng đáp ứng khác nhau đối với nồng độ cồn trong máu.
Nồng độ cồn cao sẽ làm mao mạch giãn trên toàn cơ thể, khi đó đối với người có ngưỡng đáp ứng thấp, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng dễ bị đỏ lên. Có người khi uống bia rượu đỏ mặt, có người thấy đỏ ở cổ, hay lưng và mắt. Các mao mạch ở mắt hiện rõ màu đỏ. Thật ra việc giãn mao mạch này cũng là một tín hiệu để người uống bia rượu biết dừng đúng lúc, không quá chén.
Những người uống rượu hay bị đỏ mặt là dấu hiệu của nguy cơ mắc ung thư thực quản. |
Ung thư thực quản
Giáo sư Philip J. Brooks thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Mỹ về nghiện rượu và lạm dụng đồ uống có cồn đã khuyến cáo, những người uống rượu hay bị đỏ mặt là dấu hiệu của nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Theo Giáo sư Brooks, nhờ có enzyme trong gan, rượu sẽ được chuyển hóa từ hóa chất acetaldehyde mang tính độc hại – một dạng có thể gây ung thư sang chất acetate vô hại.
Những người có phản ứng đỏ bừng mặt có sự thiếu hụt mang tính di truyền enzyme chuyển hóa rượu ALDH2, có thể dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại. Đặc biệt, những người có thể enzyme không hoạt động nếu uống 33 ly rượu (594ml) mỗi tuần sẽ có nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 89 lần những người không uống.
Bệnh gan
Gan là bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bia rượu làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và uống trong thời gian dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gan, đặc biệt là bệnh xơ gan mãn tính. Dấu hiệu của bệnh này là buồn nôn, sưng khớp, đau bụng, mệt mỏi.
Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B. Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan… Đáng chú ý, đối với những người uống rượu thường đỏ mặt thì đấy có thể là dấu hiệu của bệnh gan.
Những khuyến cáo khi uống rượu
– Không tắm ngay sau khi uống rượu: vì sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.
– Không dùng trà ngay sau khi uống rượu: trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.
– Tuyệt đối không uống rượu khi đói: Khi bụng đói, lượng acid trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu..
– Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia: nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu.
Mắc bệnh tâm thần vì rượu bia
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Bạn biết rằng rượu bia mang tới nhiều tác hại cho sức khỏe, nhưng cụ thể nó gây nên những tai họa nào? |