Hãy biết cách để tránh ngộ độc thực phẩm. |
Nguyên tắc chế biến thực phẩm phòng tránh ngộ độc
Nếu việc lựa chọn thực phẩm đã đạt tiêu chuẩn thì khâu chế biến thực phẩm cũng là một trong những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả nhất. Việc làm này đôi khi không được quan tâm lắm bởi nhiều người nghĩ rằng cứ chế biến theo ý thích hoặc sao cho tiện lợi là được. Chính vì vậy nên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra một cách vô tình do sự không hiểu biết của chính người chế biến.
– Chế biến thực phẩm theo quy trình một chiều: Thông thường nếu có 1 bếp nấu người chế biến có thể vừa sơ chế thức ăn sống vừa nấu các loại thức ăn khác để tiết kiệm thời gian. Nhưng nếu vô tình bàn tay không được vệ sinh khi tiếp xúc với những thực phẩm sống sau đó lại tiếp xúc với thực phẩm chín thì nguồn bệnh chắc chắn bị lây lan. Bạn nên sơ chế đồng loạt thực phẩm sống cho sạch sẽ và để riêng chúng với nhau. Sau đó mới tiến hành nấu các món ăn. Đặc biệt thành phẩm món ăn đã chín phải để riêng và cách xa nơi chế biến thực phẩm sống để đảm bảo vi khuẩn không bị lây lan.
– Các loại thức ăn cần được nấu chín: Đặc biệt với các loại thịt nên ăn thịt chín hẳn, hạn chế ăn những món gỏi, tái hoặc tiết canh bởi nguồn bệnh sẽ không được tiêu diệt, thậm chí chúng có môi trường để hoạt động mạnh mẽ hơn.
– Nên khử trùng các loại rau củ quả: Nếu mua rau củ quả về chúng ta nên rửa sạch với nước, sau đó ngâm nước muối hoặc khử bằng máy ozon. Nếu ngâm nước muối xong bạn nên rửa lại bằng một lượt nước sạch nữa trước khi ăn. Đối với các loại rau ăn sống như xà lách, rau thơm….Nên khử trùng sạch sẽ và cẩn thận trước khi sử dụng nhé.
Lưu ý:
• Nếu thịt có màu sẫm, hoặc có vết bầm ở cơ hoặc các nốt hoặc đám xuất huyết trên da thì không nên mua vì đó là các dấu hiệu nghi thịt gia súc, gia cầm đã chết hoặc mắc bệnh hoặc do nhuộm màu.
• Không nên mua thịt có màu nhợt nhạt hoặc có các bọc trắng trong thớ thịt, đối với thịt lợn không nên mua thịt khi mỡ có màu vàng và mùi khét.
• Đối với thịt đông lạnh cần xem kỹ nhãn mác xuất xứ và hạn sử dụng ghi trên bao bì và thiết bị bảo quản.
Đối với trứng: Khi mua nên chọn những quả vỏ sạch, màu tươi sáng, vỏ dày không nứt vỡ, cầm trứng đưa lên gần tai lắc nhẹ nếu không nghe thấy tiếng kêu là trứng tươi, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào hai đầu của quả trứng giơ về phía ánh sáng, nhìn phía đầu to của quả trứng nếu thấy kích thước bóng khí càng nhỏ thì trứng càng tươi.
Trước khi chế biến, để biết trứng còn dùng được không thì có thể ngâm trứng vào nước, nếu thấy trứng chìm là trứng vẫn còn tươi, trứng lơ lửng trong nước là trứng không còn tươi nữa. Nếu trứng nổi hẳn lên mặt nước thì không nên sử dụng để chế biến thức ăn. Hoặc khi đập trứng, thấy lòng trắng trứng thu gọn quanh lòng đỏ (trong đặc, ngoài rìa hơi lỏng, lòng đỏ nguyên vẹn và nổi tròn hẳn) hoặc sau luộc trứng, bổ đôi quả trứng nếu thấy lòng đỏ nằm chính giữa, không sát vào bên nào là trứng mới.
Với những điều đơn giản trên đây, nhưng sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình bạn trong dịp tết, hãy lưu ý nhé!
Quan niệm sai lầm về trứng gà cần loại bỏ ngay hôm nay
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Quan niệm sai lầm về trứng gà cần loại bỏ ngay hôm nay – các bạn hãy lưu ý nhé! |
Vì sao trong ngày tết nhà nào cũng cần có hành muối?
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Hành muối mang tới nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe, hãy cùng khám phá ngay nhé! |