Viêm loét đại tràng mạn tính là một bệnh viêm ruột và điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm. Sự kết hợp giữa phương pháp điều trị y học và tự nhiên có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân viêm loét đại tràng mạn tính, đặc biệt là chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn trong điều trị và dự phòng tái phát.
Cùng với các phương pháp điều trị y học, các biện pháp tự nhiên tại nhà – chẳng hạn như chế độ ăn kiêng và tập thể dục cũng có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm đại tràng.
Chế độ ăn uống kiêng kem
Chế độ ăn kiêng có thể đóng một vai trò lớn trong điều trị viêm loét đại tràng mạn tính. Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn rằng thói quen ăn uống nhất định có thể gây ra bệnh đại tràng, nhưng đã có bằng chứng cho thấy một số thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng viêm đại tràng hoặc làm bùng phát các triệu chứng viêm đại tràng đã sẵn có.
Có nhiều loại thực phẩm thông thường gây ra vấn đề cho viêm loét đại tràng, nhưng để biết được những thức ăn hay gây ra rắc rối cho đại tràng của bạn, bạn nên nhớ loại thức ăn và ghi lại cảm giác của mình trong suốt bữa ăn, sau bữa ăn và cuối cùng có thể xác định được một số thực phẩm không hợp cho đường ruột của bạn.
Một số thực phẩm cần hạn chế
Hạn chế các sản phẩm từ sữa hoặc thử sử dụng một enzym tiêu hóa để phân hủy lactose nếu bạn không dung nạp được lactose.
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo. Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao khó phân hủy và có thể gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của bạn. Hơn nữa, bất kỳ tổn thương nào trên ruột cũng có thể làm cho khó hấp thụ chất béo và dễ gây ra tiêu chảy.
Hạn chế thực phẩm giàu chất xơ vì chúng có thể khó tiêu hóa. Nếu có thể, nấu chín chúng để tiêu hóa dễ dàng hơn.
Tránh các loại thực phẩm có vấn đề khác như rượu, caffein và gia vị, các thức uống và gia vị vừa nêu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm đại tràng.
Một số đề nghị ăn kiêng khác bao gồm ăn các bữa ăn nhỏ, giữ độ ẩm thức ăn, bổ sung các loại vitamin tổng hợp và trao đổi thêm với một chuyên gia dinh dưỡng.
Thay đổi lối sống
Cùng với thay đổi chế độ ăn uống, có những thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện viêm loét đại tràng mạn tính.
Quản lý tốt stress: Stress đã được tìm thấy làm kích hoạt hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét đại tràng mạn tính, vì vậy cần giảm stress càng nhiều càng tốt. Một số cách hiệu quả để giảm stress bao gồm tập thể dục, kỹ thuật thư giãn và thở thường xuyên.
Tập thể dục: Tập thể dục là một giải pháp ưu tiên hàng đầu của một sức khỏe tổng thể tốt, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi tập thể dục có thể giúp cải thiện viêm loét đại tràng mạn tính.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng, là bệnh lý gặp tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhân viêm loét đại tràng mạn tính; cải thiện tâm trạng ở bệnh nhân bệnh viêm loét đại tràng mạn tính; chống trầm cảm.
Loại hình tập thể dục tốt nhất cho viêm loét đại tràng mạn tính bao gồm: nhảy múa, leo cầu thang; đi dạo; bơi lội; đạp xe; yoga,… Về cơ bản, tất cả các hình thức tập thể dục đều phù hợp với viêm loét đại tràng mạn tính, trừ khi bạn vừa trải qua một cuộc giải phẫu, trong trường hợp đó một số bài tập không nên thực hiện.
Một số thuốc thảo dược hỗ trợ chữa bệnh
Thảo dược đề cập đến bao gồm lá, thân và trái, được sử dụng để chữa bệnh. Thuốc thảo dược được sử dụng rộng rãi trong các cộng đồng cư dân phương Đông và đã xâm nhập mạnh vào xã hội phương Tây, với 28,9% người Mỹ sử dụng thuốc thảo dược thường xuyên.
Thuốc thảo dược có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng viêm loét đại tràng mạn tính, nhưng nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng vì đôi khi, ngay cả những sản phẩm tự nhiên này có thể có tương tác tiêu cực với thuốc tân dược đang dùng.
Hơn nữa, vì những loại thuốc này là tự nhiên, bạn có thể dị ứng với chúng, vì vậy hãy kiểm tra các chứng dị ứng trước khi sử dụng.
Một số loại thảo dược tốt cho viêm loét đại tràng mạn tính bao gồm: dầu ôliu, cây lô hội, nước gạo rang, dầu cá, cây thảo đinh lăng; gừng… Những sản phẩm này có thể được kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn hoặc ngâm trong trà để uống và có hiệu quả nhờ tính chống viêm của thảo dược.