1. Không chú ý giai đoạn trong bụng mẹ
Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng quốc gia, có 3 giai đoạn quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ. Giai đoạn trong bụng mẹ là quan trọng nhất. Trong 9 tháng mang thai, người mẹ cần tăng khoảng 10-12 kg để bé sơ sinh đạt được chiều cao 50 cm và cân nặng khoảng 3 kg lúc chào đời. Nếu trẻ sơ sinh cao 49 cm (thiếu 1 cm) khi trưởng thành có thể thấp đi 3-5 cm chiều cao. Còn khi đứa bé được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, sức khỏe, khi sinh ra không bị bệnh tật, hoặc sinh non, chiều cao của bé sẽ đạt chuẩn.
Hai giai đoạn còn lại tác động tới chiều cao của con người là 5 năm đầu đời (đặc biệt là 2 năm đầu) và giai đoạn tiền dậy thì. |
Hai giai đoạn còn lại tác động tới chiều cao của con người là 5 năm đầu đời (đặc biệt là 2 năm đầu) và giai đoạn tiền dậy thì (trước khi các cháu có biểu hiện sinh lý). Đặc biệt, bác sĩ Hào cho hay, nếu trong 2 năm đầu đời, không phát hiện và khắc phục vấn đề chiều cao, trẻ lớn lên sẽ bị “hao hụt” 5-15 cm.
2. Không cho trẻ tắm nắng
Theo bác sĩ Hào, vitamin D giúp phát triển chiều cao một cách tốt nhất. Đặc biệt, vitamin D không có trong thức ăn mà chỉ được tổng hợp dưới da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, việc tắm nắng hàng ngày rất cần thiết để giúp trẻ cao lớn. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại bỏ qua điều này vì sợ con say nắng, ốm. Bác sĩ Hào cho biết, thời gian tắm nắng tùy theo màu da, khí hậu và từng vị trí. Riêng Việt Nam, thời gian tắm nắng tốt nhất vào 9h sáng. Theo đó, chỉ cần từ 7-15 phút có thể đủ vitamin D cho một tuần lễ. Tuy nhiên, vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ cao, cha mẹ có thể điều chỉnh thời gian tắm nắng cho bé sớm hơn. Đặc biệt vitamin D không thể hấp thu qua quần áo hoặc cửa kính nên muốn đủ lượng vitamin này, phải có sự tiếp xúc trực tiếp giữa da với ánh nắng mặt trời. Riêng vào mùa đông, việc tắm nắng không dễ dàng, vì vậy, bác sĩ Hào cho biết có thể khắc phục bằng việc uống bổ sung vitamin D.
Vitamin D giúp phát triển chiều cao một cách tốt nhất. Đặc biệt, vitamin D không có trong thức ăn mà chỉ được tổng hợp dưới da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. |
3. Sai lầm trong chế độ dinh dưỡng
Theo chuyên gia này, nhiều người thường nghĩ rằng chiều cao phụ thuộc phần lớn vào yếu tố di truyền. Tuy nhiên trong thực tế và một số công trình nghiên cứu đã cho thấy chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó mạnh nhất là dinh dưỡng, chiếm từ 30-40%.
Trẻ em dưới 5 tuổi chiều cao được quyết định bởi dinh dưỡng là chủ yếu. Theo đó, các em cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo 4 nhóm chất (bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin khoáng chất), và các vi khoáng rất quan trọng, bao gồm vitamin D (quan trọng nhất), C, A, B, E, K. Ngoài ra, các vi khoáng tạo ra xương như canxi, phốt pho, kẽm cũng là yếu tố cần thiết để tăng trưởng chiều cao cho trẻ. Thực tế, nhiều cha mẹ hiện nay chỉ chú trọng việc bổ sung các chất đạm và béo, bỏ qua các yếu tố vi lượng dẫn đến tình trạng con béo phì, thừa cân song chiều cao không phát triển.
4. Không cho trẻ vận động
Bác sĩ Hào cho biết đây là thói quen xấu của nhiều trẻ em thời đại công nghệ. Khi không được vận động thường xuyên, thể lực của trẻ trở nên yếu ớt dẫn tới biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, các tế bào xương không phát triển khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn. Một số bộ môn thể thao rất tốt cho việc phát triển chiều cao của trẻ như bơi lội, đu xà…
5. Cho con ăn quá nhiều đồ ngọt
Trẻ con thích đồ ngọt. Đó là điều đương nhiên. Nhiều chị em cho rằng đồ ngọt chỉ hại ở chỗ khiến trẻ dễ bị sâu răng và cho rằng yêu cầu con đánh răng cẩn thận là “xong”. Tuy nhiên, bánh kẹo, nước ngọt, bánh gato, socola,… và rất nhiều những món ăn có thành phần chỉ toàn là đường khác tưởng “ngọt ngào” hóa lại là kẻ thù của chiều cao trẻ. Chúng không chỉ kích thích quá trình chuyển hóa đường thành mỡ gây bệnh béo phì, mà còn làm giảm khả năng hấp thụ canxi.
6. Để bé nằm “hình con tôm” quá nhiều
Một số trẻ thích nằm co quắp hình con tôm khi ngủ, một số lại thích nằm sấp “chổng mông lên trời”…tất cả những tư thế đó về lâu về dài đều không tốt cho trẻ, nhất là ở giai đoạn mới lớn, khi khung xương đang phát triển thành hình mạnh mẽ. Mẹ hãy đảm bảo bé luôn được đứng, và ngồi đúng tư thế. Đừng để con nằm quá lâu và cùng đừng để bé ngồi gù lưng, cúi mặt nhiều quá. Điều này không chỉ khiến cột sống của bé bị cong vẹo mà còn chèn ép các đốt sống khiến bé khó cao lên. Tư thế ngủ, đứng và ngồi chuẩn sẽ giúp con tạo thói quen ngay từ khi bé, cũng giúp trẻ căng các đốt sống và phát triển một cột sống lưng thẳng đẹp. Điều này ảnh hướng rất nhiều đến chiều cao và vóc dáng của bé.
7. Cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò
Mẹ biết rằng thịt bò chứa rất nhiều sắt, nhiều protein và rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sự thật là, những người hay ăn thịt bò lại là những người thiếu canxi nghiêm trọng. Bởi vì bản thân thịt bò chứa rất ít canxi. Đồng thời, trong thịt bò còn giàu các nguyên tố có tính axit, chủ yếu là phốt pho, lưu huỳnh và clo – nguyên nhân khiến máu có tính axit. Khi trong máu có axit cơ thể phải dùng canxi trong thực phẩm và canxi trong xương để trung hòa, từ đó tăng sự bốc hơi canxi và giảm hấp thụ canxi trong cơ thể. Cho nên, nếu bé đang thiếu canxi mẹ nên cho bé ăn vừa đủ thịt bò, bổ sung thêm các loại hải sản và thịt trắng khác.
8. Để bé còi ngay trong giai đoạn 0-3 tuổi rồi đợi “dậy thì sẽ cao”
Ngày nay, chị em dường như có xu hướng thoải mái hơn với cân nặng và sự phát triển trọng lượng của con. Một số bà mẹ tuy thấy con còi, nhẹ cân, thiếu chuẩn nhưng vẫn rất “lạc quan”, không thay đổi thực đơn cho con, để bé ăn theo nhu cầu và cho rằng con “luôn cười vui” là được.
Tuy nhiên, có một thực tế là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lúc này, cơ thể đang cần một lượng canxi lớn để xây dựng bộ xương, vì thế, hàm lượng canxi có thể hấp thu được lên đến 60%. Tỉ lệ hấp thu canxi sẽ giảm chỉ còn 15-20% ở tuổi trưởng thành. Canxi hấp thụ giảm dần so với tuổi tác của con người, thậm chí càng già, người ta càng dễ bị thất thoát canxi, dẫn đến loãng xương.
Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con ngay trong giai đoạn 0-3 tuổi rất quan trọng này. Để trẻ ăn theo nhu cầu là điều nên làm, tuy nhiên, nếu mẹ có con quá nhẹ cân hay cận suy dinh dưỡng, mẹ nên trao đổi với bác sĩ và chuyên gia để có được thực đơn cũng như phương pháp ăn hợp lý nhất cho trẻ. Làm sao để bé biếng ăn vẫn có thể ăn theo nhu cầu, nhưng ăn đúng chất và đủ chất.
Điều này, mẹ cần là người định hướng cho con.
9. Bố sinh con sớm cũng khiến bé khó cao
Một thông tin cũng khá thú vị. Như chị em đã biết, phần lớn chiều cao của trẻ có được là do di truyền. Tuy nhiên, độ tuổi thụ thai của người bố cũng ảnh hưởng đến chiều cao của con. Trẻ em có tuổi bố từ 31 trở lên tại thời điểm thụ thai có chiều cao trung bình cao hơn 2 cm so với những bé có bố trẻ tuổi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Endocrinology.
10. Không kiểm soát chặt lượng muối
Hấp thụ muối quá nhiều có thể sẽ làm tăng sự bài tiết các khoáng chất qua đường tiết niệu, đặc biệt là bài tiết canxi. |
Hấp thụ muối quá nhiều có thể sẽ làm tăng sự bài tiết các khoáng chất qua đường tiết niệu, đặc biệt là bài tiết canxi. Nói cách khác, càng ăn nhiều muối cơ thể sẽ càng bài tiết ra nhiều canxi. Với trẻ nhỏ, cơ thể rất nhạy cảm với muối nên mức độ bài tiết còn nhiều hơn người lớn. Chính vì vậy, đây lại là một lý do nữa để thuyết phục các bà mẹ không nên cho con ăn muối quá sớm và quá mặn.
Cha mẹ có nên thay quần áo trước mặt con?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Cha mẹ có nên thay quần áo trước mặt con hay không là băn khoăn của nhiều phụ huynh. Việc này liệu có ảnh hưởng đến tâm lý và phát triển của trẻ? |