Việc thụ thai với hầu hết chị em phụ nữ đều khá dễ dàng. Theo số liệu thống kê, có khoảng 80% phụ nữ sẽ thụ thai sau 6-12 tháng quan hệ tình dục mà không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào. Tuy nhiên cũng có không ít cặp đôi dù đã chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt về sức khỏe tinh thần cũng như thể chất nhưng vẫn không thể thụ thai.
Các mẹ cần biết rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh sản của mẹ. Dưới đây là 6 yếu tố mẹ cần đặc biệt quan tâm vì sẽ là dấu hiệu báo mẹ có “mắn đẻ” hay không?
Không có bệnh tật
Sức khỏe tổng thể với cả hai vợ chồng đều vô cùng quan trọng trong quá trình thụ thai. Phụ nữ nếu mắc một trong những bệnh nguy hiểm như ung thư, gan, tim, não… hay có sức khỏe kém đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng rụng trứng và thụ thai.
Ngoài ra, những người tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, làm việc trong môi trường hóa chất, căng thẳng cũng khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thụ thai. Vì vậy nếu mẹ có bất cứ bệnh tật gì, cần chữa khỏi trước khi có ý định mang thai. Những người mẹ có công việc trên nên sử dụng những dụng cụ bảo vệ cẩn thận để tránh nguy hại cho thai nhi và hệ thống sinh sản của mẹ.
Chỉ số khối cơ thể BMI = 18-25
Theo các chuyên gia khoa sản, phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI bằng 18-25 sẽ dễ dàng thụ thai hơn những người có chỉ số cao hoặc thấp hơn. Mẹ quá gầy hoặc béo phì đều sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng rụng trứng hàng tháng.
Chỉ số khối BMI được tính như sau:
Mẹ quá gầy hoặc béo phì đều sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng rụng trứng hàng tháng. |
(Trong đó: W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m))
Tuổi từ 24-29
Tuổi tác, cân nặng, kinh nghiệm “yêu”… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. |
Độ tuổi thụ thai dễ dàng nhất với phụ nữ là từ 24-29, còn nam giới là 25-35. Nếu mẹ đang trong độ tuổi này thì đương nhiên cơ hội thụ thai sẽ cao hơn những người ngoài 35 tuổi. Phụ nữ và nam giới ở độ tuổi trên đều đang có chất lượng tinh trùng và trứng đạt đỉnh nên sẽ dễ dàng có con hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn
Chu kỳ kinh nguyệt chuẩn của người phụ nữ là 28 ngày. Với một người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, thì việc xác định thời điểm rụng trứng sẽ rất dễ dàng và đương nhiên sẽ dễ thụ thai hơn.
Tuy nhiên, hầu hết chị em đều có chu kỳ kinh nguyệt từ 28-31 ngày, điều này sẽ gây khó khăn cho việc xác định ngày trứng rụng.
Phụ thuộc vào lịch sử áp dụng các biện pháp tránh thai
Nguyên nhân khiến các mẹ lâu có thai còn có thể do lịch sử áp dụng các biện pháp tránh thai của họ. Có người vừa dừng thuốc tránh thai đã quan hệ và mong muốn có bầu ngay. Điều này là không nên bởi tác dụng của thuốc còn có thể gây thay đổi hormone trong cơ thể nữa giới 2-3 tháng sau đó. Ngoài ra, tránh thai bằng cách đặt vòng cùng có thể khiến mẹ bị nhiễm trùng vùng chậu, dính hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng… gây tình trạng mẹ khó đậu thai.
Có kỹ thuật “yêu”
Khả năng thụ thai của mẹ còn phụ thuộc vào kỹ thuật “yêu” của các cặp đôi. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng tư thế quan hệ tình dục để tinh trùng dễ dàng tiếp cận với trứng là rất cần thiết, sẽ giúp phụ nữ dễ thụ thai hơn.
Ngoài ra, chị em cũng được khuyên nên “lên đỉnh” khi yêu và kê một chiếc gối nhỏ dưới hông sau khi “yêu” sẽ giúp tinh trùng dễ dàng tiếp cận với trứng.
Sau sinh, âm đạo bị “tàn phá” nặng nề ra sao?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Cảm giác âm đạo rộng ra, khô và đau nhức khi làm “chuyện ấy” là những thay đổi “chẳng ai mong” sau sinh nở. |