Nếu biết các lý do sau, chắc mẹ sẽ chẳng bao giờ khó chịu mỗi khi phải dậy cho bé bú đêm đâu.
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ
Mẹ có biết dạ dày của bé rất nhỏ và chỉ có thể chứa được 20 ml chất lỏng. Nếu chất lỏng đó là sữa mẹ, bé phải mất đến một giờ mới tiêu hóa hết.
Mẹ chịu khó cho bé bú đêm theo nhu cầu của bé. Việc này lợi nhiều hơn hại bởi bé càng bú nhiều, lượng sữa càng được sản xuất nhiều. |
Đến khi bé được 10 ngày tuổi, dạ dày của bé có kích cỡ bằng quả bóng chơi golf và có thể tiêu thụ 60ml sữa/ một lần bú. Vì thế cứ mỗi 1-2 giờ bé sẽ có nhu cầu bú tiếp. Mẹ chịu khó cho bé bú đêm theo nhu cầu của bé. Việc này lợi nhiều hơn hại bởi bé càng bú nhiều, lượng sữa càng được sản xuất nhiều.
Bé bú nhiều sữa hơn vào ban đêm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vào ban đêm bé cần bú nhiều hơn so với các thời điểm khác trong ngày – khoảng 20% lượng sữa bé bú là vào ban đêm.
Bú đêm giúp bé ngủ ngon và sâu hơn
Trong sữa mẹ có chứa chất tryptophan – một amino axit quan trọng nhưng cơ thể lại không tự sản xuất được. Ở trong cơ thể, tryptophan được chuyển hóa thành serotonin – hormone liên quan đến điều chỉnh tâm trạng và chu trình của giấc ngủ. Không những thế nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển chức năng của não. Nhờ vào việc cho bú ban đêm, mẹ không những giúp bé hoàn thiện não bộ, mà còn giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.
Lượng prolactin sản xuất mạnh nhất về đêm
Prolactin – hormone sản xuất sữa hoạt động mạnh nhất về đêm. Đó là lý do vì sao càng về ban đêm mẹ càng cảm thấy căng tức sữa. Mẹ có thể tận dụng đặc điểm này để cho bé bú đêm được nhiều hơn.
Cho con bú đêm sẽ giúp mẹ tạm thời mất kinh
Cho bé bú đêm không những tốt cho con mà còn giúp mẹ tạm thời thoát khỏi kỳ kinh nguyệt hàng tháng khó chịu. Nếu bé dưới 6 tháng tuổi và được bú mẹ hoàn toàn cả ngày lẫn đêm, mẹ có thể yên tâm gần gũi chồng mà không bị dính bầu.
Đồng hồ sinh học của bé
Dù nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức thì bé cũng không bao giờ ngủ xuyên đêm cho đến khi lên 3-4 tuổi. Bé có ngủ yên suốt đêm hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào việc bé bú sữa mẹ hay sữa công thức, mà đơn giản vì đồng hồ sinh học của bé khác với người lớn chúng ta.
Bú đêm giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
SIDS là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, xảy ra khi một em bé chết đột ngột trong lúc đang ngủ. Việc cho bé bú đêm góp phần quan trọng vào việc giảm đáng kể nguy cơ này. Một phân tích dựa trên kết quả của 18 nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh được giảm đáng kể – khoảng 50% đối với trường hợp bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian dài.
Giấc ngủ của mẹ không ảnh hưởng nhiều nếu cho bé bú vào ban đêm
Những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ có nhu cầu ngủ nhiều hơn để tăng sản xuất sữa hơn là những mẹ nuôi con bằng sữa công thức. Cho bé bú đêm nghe có vẻ khó khăn nhưng nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, bạn sẽ nhàn hơn rất nhiều. Mẹ sẽ không phải mất thời gian tiệt trùng bình sữa, pha sữa đúng tỷ lệ và nhiệt độ rồi cho bé bú. Cho bé bú sữa mẹ tiện hơn rất nhiều và khi bé bú xong mẹ có thể nhanh chóng trở lại giấc ngủ của mình.
Cho con bú khiến ngực chảy xệ?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Chính việc giảm cân và giảm kích thước của bầu ngực sau khi cho con bú đã khiến chúng bị chảy xệ. |