Cẩn thận với chỉ xỏ tai
Thông thường, sau khi bấm lỗ tai, bé sẽ được đeo một sợi chỉ trước khi đeo bông tai. Nếu bạn thấy sợi chỉ này quá dài, hãy cắt bớt để tránh bé quơ tay giật sợi chỉ có thể gây chảy máu tại lỗ tai vừa bấm.
Chọn hoa tai phù hợp với bé
Bông tai cho bé mẹ cần chọn cẩn thận để tránh làm tổn thương phần tai của con. Bạn nên chọn những loại bông tai không gây kích ứng da như vàng 14k, bạch kim hoặc bạc. Tốt nhất không nên sử dụng những loại bông tai bằng kim loại, bởi chúng rất dễ gỉ. Ngoài ra bông tai cho bé nên nhỏ gọn, tránh dùng những loại bông tai quá rườm rà, quá dài sẽ khiến bé khó chịu và dễ gây xước da bé.
Lựa chọn thời điểm thích hợp để bấm lỗ tai cho bé
Các bộ phận của trẻ sơ sinh còn rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Vì thế, mẹ không nên vội vàng bấm lỗ tai cho bé quá sớm. Bởi điều này có thể khiến bé bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch yếu. Theo các chuyên gia, mẹ nên kiên nhẫn đợi khi bé được ít nhất 6 tháng tuổi mới bắt đầu bấm lỗ tai.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế, hiện nay ở hầu hết các bệnh viện, các bé gái sơ sinh đã bắt đầu được bấm lỗ tai từ khi mới 2-3 ngày tuổi. Theo lý giải của nhiều bà mẹ, sở dĩ bé được cho bấm sớm như vậy là vì họ tin rằng điều kiện chăm sóc ở bệnh viện đủ để đảm bảo vệ sinh cho bé đồng thời giúp bé tránh khỏi những đau đớn vì lúc này phần dái tai vẫn còn mềm.
Nếu mẹ không có điều kiện bấm lỗ tai của con khi còn ở trong bệnh viện, thì tốt nhất nên đợi khi bé được 6 tháng tuổi mới nên thực hiện.
Các bộ phận của trẻ sơ sinh còn rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Vì thế, mẹ không nên vội vàng bấm lỗ tai cho bé quá sớm. |
Giảm bớt cơn đau
Một mẹo nhỏ để mẹ giảm bớt cơn đau cho bé khi bấm lỗ tai là dùng một ít kem mỡ có thành phần lidocaine thoa lên dái tai bé khoảng 30-60 phút trước lúc thực hiện bấm lỗ tai. Hoặc mẹ có thể dùng khăn lạnh chườm lên dái tai của bé trước lúc bấm tai khoảng 15-30 phút.
Nếu bé đã lớn hơn và có thể nhận thức được, thì bạn nên nhẹ nhàng giải thích để tránh làm con sợ hãi sẽ khiến bé cảm thấy đau đớn hơn.
Chăm sóc lỗ tai bé
Sau khi bấm lỗ tai cho bé, mẹ dùng nước muối sinh lý rửa lại lỗ bấm một lần. Sau đó, dùng bông thấm khô và để như vậy cho đến khi lỗ bấm lành. Theo dõi tiếp tục sau 2-3 ngày xem vết bấm có sưng đỏ hay mưng mủ hay không? Nếu có hãy vệ sinh và sát trùng bằng thuốc tím hoặc để an tâm hơn, mẹ có thể đưa bé đi khám để xem có thực sự bị nhiễm trùng hay không. Tuy nhiên, những hiện tượng như trên phần lớn đều không đáng lo ngại và làn da bé sẽ tự phục hồi sau đó.
Dấu hiệu nhiễm trùng
Có nhiều trường hợp bé gái sau khi bấm lỗ tai bị nhiễm trùng, mưng mủ và tấy đỏ. Khi đó, mẹ cần rửa sạch phần lỗ tai, sát trùng cho bé và thay loại hoa tai khác. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng và lâu khỏi mẹ nên đưa con đi khám để được kê đơn thuốc kháng sinh.
Chỉ nên bấm và xỏ khuyên ở vùng dái tai
Tốt nhất với trẻ nhỏ, chỉ nên xỏ ở phần dái tai để tránh những tai nạn không may.
Nếu tóc dài có thể làm vướng víu và dính vào lỗ tai vừa bấm. Vì thế, mẹ nên cột tóc bé thật gọn gàng.
Nhắc nhở bé những điều không nên làm
Trong 2 tuần đầu sau khi xỏ, lỗ tai bé rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ nên tránh cho bé đi bơi. Nước ở hồ bơi, biển chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai bé.
Tiếng khóc đầu đời ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé sau này?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao em bé lại khóc ngay sau khi sinh ra? Có rất nhiều những câu chuyện cổ tích về tiếng khóc đầu đời của bé. |