Trẻ sơ sinh dễ dàng bị choáng ngợp bởi môi trường xung quanh nên có xu hướng ngủ suốt cả ngày. Nhưng từ 3-6 tháng tuổi, em bé ổn định thói quen của mình và thường có những giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và buổi chiều. Đây cũng là tuổi bạn có thể thiết lập một thói quen ngủ trưa với các tín hiệu sinh học riêng cho bé.
Nói chung trẻ trong độ tuổi này thường có một giấc ngủ ngắn vào buổi sáng trong khoảng 1 giờ, và ngủ trưa một trong thời gian dài hơn khoảng gần 2 giờ.
Từ một đến hai tuổi, hầu hết các bé có thể không cần một giấc ngủ ngắn vào buổi sáng, nhưng vẫn cần ngủ trưa. Việc ngủ trưa của bé thường tiếp tục nên duy trì cho đến khi trẻ khoảng 4 tuổi. Để giúp các bé chuyển đổi dễ dàng thói quen này, mẹ chính là người nên cho con đi ngủ vào buổi tối sớm hơn. Như vậy, con sẽ tỉnh táo cả buổi sáng và không cần chợp mắt cho đến đầu giờ chiều.
gian chính xác cho một em bé ngủ trưa chủ yếu phụ thuộc vào chính trẻ. Nhưng một số chuyên gia về giấc ngủ khuyên rằng khi cố gắng thiết lập một lịch trình ngủ trưa, bạn nên có kế hoạch cho trẻ ngủ khoảng 2 giờ sau khi trẻ thức dậy vào buổi sáng và sau khi trẻ ăn trưa. Và em bé của bạn cũng cần một giấc ngủ ngắn thứ ba vào đầu buổi tối.
Theo đó, thời gian để bé ngủ trưa sẽ giảm dần theo độ tuổi của trẻ. Khi trẻ sơ sinh, trẻ có thể ngủ gần như suốt cả ngày. Nhưng khi trẻ 4 tháng tuổi sẽ cần khoảng 4 đến 6 giờ để ngủ trưa. 6 tháng tuổi, trẻ có xu hướng ngủ ít hơn một chút, cần khoảng 3 đến 4 giờ.
Khi trẻ được 2 tuổi, bé của bạn sẽ chỉ cần một giấc ngủ ngắn trong khoảng 1 đến 2 giờ ngủ ban trưa. |
Qua sinh nhật đầu tiên của mình, bé cần khoảng 2-3 giờ để ngủ. Khi trẻ được 2 tuổi, bé của bạn sẽ chỉ cần một giấc ngủ ngắn trong khoảng 1 đến 2 giờ ngủ ban trưa.
Vì thế, cha mẹ trẻ hãy quan sát con thật kỹ và nắm được nhu cầu ngủ bình thường của con theo độ tuổi để cho con được ngủ trưa đầy đủ. Bởi vì cho trẻ ngủ trưa đúng cách sẽ rất có lợi cho bé nhà bạn. Trẻ vừa tỉnh táo, mạnh mẽ hiếu động trong ngày vừa cho thêm bé những năng lượng để phát triển các kĩ năng cần thiết của bé.
Tập cho con thói quen ngủ trưa
1. Lập thời gian ngủ thích hợp
Thời gian ngủ của bé luôn thay đổi trong suốt 1 năm đầu, tuy nhiên bé vẫn cần một giấc ngủ trưa. Vì thế hãy quan sát xem thời gian nào bé thường trở nên mệt mỏi, có thể là gần trưa hoặc quá trưa một chút, đặt bé vào giường.
2. Theo sát thời gian biểu
Thực hiện thời gian ngủ của bé đều đặn hằng ngày, ngay cả trong những ngày bé không thực sự mệt mỏi vào khoảng thời gian này.
Nếu đợi cho đến khi bé thấm mệt mới cho bé ngủ thì bạn sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc dỗ bé ngủ. Thời gian biểu đều đặn sẽ giúp bé bớt phản kháng mỗi khi đến giờ ngủ trưa.
3. Đọc truyện cho bé nghe
Gần đến giờ ngủ, hãy tạo không khí yên lặng trong nhà, nếu không bé sẽ dễ bị phân tâm bởi những hoạt động chung quanh mình và không thê tập trung vào giấc ngủ. Những hoạt động thư giãn như chơi yên lặng với một món đồ chơi hoặc kể truyện cho bé nghe sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ. Bạn nên làm trong khoảng 10 phút trước giờ ngủ của bé.
4. Duy trì thói quen
Việc thực hiện các hoạt động quen thuộc trước giờ ngủ rất có ích. Bé sẽ ghi nhớ và dần dần đi vào nề nếp và bớt dần sự phản kháng. Điều chủ yếu không phải là hoạt động mà ở việc luôn thực hiện những hoạt động này nhằm mục đích cuối cùng là đặt bé vào giường ngủ.
5. Cần kiên quyết và bất chấp sự phản kháng
Luôn luôn thực hiện theo kế hoạch đã định dù cho bé có tỏ ra không thích. Giữ không khí yên lặng, nói chuyện dịu dàng với bé và đưa bé vào giường. Bạn nên lơ đi khi bé la khóc, trấn an bé, nhẹ nhàng nói chuyện với bé. Cố gắng giữ bình tĩnh ngay cả khi bạn đang căng thẳng và bực mình. Cơn quấy của bé sẽ từ từ giảm dần khi cơn buồn ngủ đến.
6. Không ở cạnh bé quá lâu
Sau khi bé đã chịu nằm yên trên giường, hãy nán lại vài phút dỗ dành và thì thầm với bé. Khi bé bắt đầu thiếp đi hoặc nằm im lặng một mình, hãy hôn bé và từ rời khỏi giường thật khẽ.
7. Giữ yên lặng
Nếu bé quấy khóc không nên ẳm bé ra khỏi giường cũng như chơi với bé. Vì làm như thế, bạn sẽ tạo thói quen cho bé vào lần sau, bé sẽ không chịu ngủ nữa. Hãy để bé nằm trên giường, giữ yên lặng, trấn an và dỗ dành bé, sau đó rời khỏi phòng.
Hướng dẫn vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất để nuôi con lớn
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Khi vắt sữa, mẹ có thể dùng dụng cụ hoặc vắt bằng tay. Tuy nhiên, dù dùng tay hay máy thì mẹ nên tự mình vắt sữa. |